Chỉ cá nhân mới được thành lập hộ kinh doanh theo Đề xuất tại Dự thảo Nghị định về Hộ kinh doanh?
Chỉ cá nhân mới được thành lập hộ kinh doanh theo Đề xuất tại Dự thảo Nghị định về Hộ kinh doanh?
Tại Điều 4 Dự thảo 2 Nghị định về Hộ kinh doanh (gọi tắt là Dự thảo Nghị định) quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh như sau:
Theo đó Dự thảo Nghị định đưa ra 02 phương án quy định về đối tượng thành lập hộ kinh doanh để lấy ý kiến rộng rãi, gồm:
Phương án 1: Giữ nguyên quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, đối tương thành lập hộ kinh doanh là cá nhân và thành viên hộ gia đình.
Phương án 2: Đối tượng thành lập hộ kinh doanh chỉ là cá nhân.
Tại Dự thảo Nghị định này quy định về đối tượng thành lập hộ kinh doanh được thiết kế theo Phương án 1, bao gồm các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này:
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Thành viên hộ gia đình quy định tại Nghị định này là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Các trường hợp khác theo quy định của luật.
Theo đó, phương án 1 về đối tượng thành lập Hộ kinh doanh được quy đinh tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Đối với vấn đề thành lập Hộ kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra 2 phương án:
Phương án 1: Giữ nguyên quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đối tượng thành lập hộ kinh doanh là cá nhân và thành viên hộ gia đình.
Phương án 2: Đối tượng thành lập hộ kinh doanh chỉ là cá nhân.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và đầu tư vẫn đang lấy ý kiến Dự thảo 2 Nghị định về Hộ kinh doanh.
Chỉ cá nhân mới được thành lập hộ kinh doanh theo Đề xuất tại Dự thảo Nghị định về Hộ kinh doanh? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh được đề xuất như thế nào tại Dự thảo 2 Nghị định về Hộ kinh doanh?
Tại Điều 5 Dự thảo 2 Nghị định về Hộ kinh doanh đề xuất về nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh như sau:
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Hộ kinh doanh không được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Cá nhân, thành viên hộ gia đình được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
- Người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký hộ kinh doanh, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình thành lập thì chủ hộ kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh khi được các thành viên còn lại nhất trí thông qua các nội dung đăng ký.
- Nghiêm cấm Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và các cơ quan khác gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
- Nghiêm cấm hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa hộ kinh doanh mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được ban hành các quy định, văn bản về đăng ký hộ kinh doanh áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình. Những quy định về đăng ký hộ kinh doanh do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành trái với quy định tại Nghị định này không có hiệu lực thi hành.
Quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định hiện nay ra sao?
Tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ kinh doanh như sau:
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Xem toàn bộ Dự thảo 2 Nghị định về Hộ kinh doanh tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?