Chấm dứt mô hình chính quyền đô thị TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng theo Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?
Chấm dứt mô hình chính quyền đô thị TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng theo Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi trong đó có đề xuất về việc chấm dứt mô hình chính quyền đô thị TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng theo Dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương. Cụ thể:
Tại Điều 48 Dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 và thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
3. Tổ chức chính quyền địa phương ở phường thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng cho đến khi Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2026 - 2031 được bầu ra.
...
4. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, bãi bỏ toàn bộ hoặc bãi bỏ các điều, khoản, chương tại các Luật, Nghị quyết sau đây:
a) Chương II của Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2024/QH15, Luật số 55/2024/QH15, Luật số 57/2024/QH15 và Luật số 58/2024/QH15;
...
c) Nghị quyết số 169/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
5. Kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2026, Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực thi hành.
6. Kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2026, bãi bỏ các điều, khoản tại các Nghị quyết sau đây:
...
b) Điều 7, Điều 8 của Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Hiện nay, mô hình chính quyền đô thị TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng được thực hiện theo các quy định:
+ TP HCM: Nghị quyết 131/2020/QH14
+ Hà Nội: Luật Thủ đô 2024
+ Đà Nẵng: Nghị quyết 136/2024/QH15
+ Hải Phòng: Nghị quyết số 169/2024/QH15
Tại tiểu mục 2.3 Mục V Tờ trình Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) cũng nêu rõ:
Về giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình tổ chức quyền địa phương từ 03 cấp sang 02 cấp
...
(2) Quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng...;
Do đó, nếu Dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương không có gì thay đổi và được thông qua thì sẽ chấm dứt mô hình chính quyền đô thị TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, cụ thể:
Kể từ ngày 1/7/2025, bãi bỏ toàn bộ hoặc bãi bỏ các điều, khoản, chương tại các Luật, Nghị quyết sau đây:
- Chương II Luật Thủ đô 2024 về tổ chức chính quyền đô thị tại Hà Nội
- Nghị quyết số 169/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
Kể từ ngày 1/5/2025 hết hiệu lực thi hành:
- Nghị quyết 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực thi hành.
Kể từ ngày 1/5/2026, bãi bỏ các điều, khoản tại các Nghị quyết sau đây:
- Điều 7, Điều 8 Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Chấm dứt mô hình chính quyền đô thị TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng theo Dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương? (Hình từ Internet)
Tải về Dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương?
Tải về Dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương tại đây
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 nêu rõ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin về Lễ hội Đền Hùng chi tiết? Ý nghĩa của Nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương Mùng 10 3 âm lịch?
- Khi nào có kết quả thi Đánh giá năng lực HCM đợt 1? Cách tra cứu điểm thi Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM và ĐHQG Hà Nội?
- Phương pháp sát hạch lái xe trong hình hạng B1 là gì? Có được bảo lưu kết quả sát hạch lái xe trong hình hạng B1 không?
- Trồng cây trong hành lang an toàn đường bộ phải đảm bảo nguyên tắc gì? Nguyên tắc xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ?
- Bỏ cấp huyện: Xây dựng đề án về hệ thống toà án viện kiểm sát ở địa phương như thế nào theo Kết luận 127?