Cập nhật tình hình bão số 4 mới nhất ngày 19 9 2024 ra sao? Dự báo diễn biến bão số 4 trong 24h tới như thế nào?
Cập nhật tình hình bão số 4 mới nhất ngày 19 9 2024 ra sao? Dự báo diễn biến bão số 4 trong 24h tới như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Nội dung tin dự báo, cảnh báo bão
1. Tiêu đề tin bão: được ghi tương ứng theo tên từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 9 Quyết định này kèm theo số hiệu cơn bão được xác định theo thứ tự các cơn bão hoạt động trên Biển Đông trong năm; không đặt số hiệu cho những cơn bão gần Biển Đông.
...
Theo đó, số hiệu cơn bão được xác định theo thứ tự các cơn bão hoạt động trên Biển Đông trong năm và không đặt số hiệu cho những cơn bão gần Biển Đông.
Như vậy, bão số 4 được hiểu là cơn bão thứ 4 hoạt động trên Biển Đông tính trong một năm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tình hình bão số 4 ngày 19 9 2024 như sau:
(1) Hiện trạng bão
Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có gió giật mạnh cấp 9; Lệ Thủy (Quảng Bình) gió mạnh cấp 6, giật cấp 10.
Sáng đến trưa nay (19/9), ở khu vực Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa to, có nơi mưa rất to: Tà Long (Quảng Trị) 179mm; Mai Hóa (Quảng Trị) 151mm; Trọng Hóa (Quảng Bình) 114mm;…
Hồi 13 giờ ngày 19/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển Quảng Bình-Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h); di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 25km/h.
(2) Dự báo diễn biến bão (trong 24 giờ tới)
Thời điểm dự báo | Hướng, tốc độ | Vị trí | Cường độ | Vùng nguy hiểm | Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng) |
01h/20/9 | Tây, khoảng 15-20km/h, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần | 17,2 N-105,0E; trên đất liền khu vực Trung Lào | < Cấp 6 | 15,5N-19,5N; phía Tây kinh tuyến 109.0E | Cấp 3: Vùng biển từ Nghệ An đến Đà Nẵng (bao gồm Cồn Cỏ, Hòn Ngư); khu vực đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị |
(3) Dự báo tác động của bão
Gió mạnh, sóng lớn, nước dâng |
Trên biển: - Vùng biển từ Nghệ An đến Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, ở khu vực biển từ Bình Định đến Cà Mau, phía Nam của khu vực Giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3,0-5,0m. Biển động mạnh. Khu vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Sóng cao từ 2-3m. Biển động. Ven biển các tỉnh từ Nghệ An tới Thừa Thiên Huế cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cao và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp vào chiều ngày 19/9. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên vẫn còn có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, triều cao và nước dâng do bão. Trên đất liền: - Vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 6, vùng gần tâm bão cấp 7-8, giật cấp 10; sâu trong đất liền có gió giật mạnh cấp 6-7. |
Mưa lớn |
- Từ chiều 19/9 đến ngày 20/9, mưa lớn tập trung ở khu vực Thanh Hóa đến Quảng Trị, phổ biến từ 100-250mm, cục bộ có nơi trên 400mm. Đề phòng mưa cường suất lớn (>100mm/6 giờ) ở khu vực từ Hà Tĩnh-Quảng Trị trong chiều và đêm nay (19/9). - Mưa lớn dẫn đến tình trạng ngập lụt cho các khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân cư do nước không kịp thoát |
Cập nhật tình hình bão số 4 mới nhất ngày 19 9 2024 ra sao? Dự báo diễn biến bão số 4 trong 24h tới như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Bản tin dự báo cảnh báo bão số 4 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì Bản tin dự báo, cảnh báo bão được ban hành gồm:
(1) Tin bão gần Biển Đông
Tin bão gần Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới.
(2) Tin bão trên Biển Đông
Tin bão trên Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên Biển Đông và chưa có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
(3) Tin bão khẩn cấp
Tin bão khẩn cấp được ban hành khi bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
(4) Tin bão trên đất liền
Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
- Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên;
- Tâm bão đã đi vào các nước lân cận, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 24 giờ đến 48 giờ tới.
(5) Tin nhanh về bão
Tin nhanh về bão được ban hành khi phát tin bão khẩn cấp hoặc những trường hợp bão diễn biến phức tạp.
(6) Tin cuối cùng về bão
Tin cuối cùng về bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
- Bão đã suy yếu thành một vùng áp thấp;
- Bão đã đổ bộ vào các nước lân cận hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;
- Bão đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.
(7) Tin sóng lớn, nước dâng do bão
Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do bão được ban hành ngay khi phát tin bão khẩn cấp.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 4 theo chỉ đạo Thủ tướng ra sao?
Căn cứ tại Công điện 97/CĐ-TTg năm 2024 Thủ tướng Chỉnh phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 4 như sau:
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến của áp thấp nhiệt đới cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó theo quy định.
- Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức theo dõi, cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ để chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai có thể ảnh hưởng đến phạm vi quản lý của ngành, địa phương, trong đó:
+ Tập trung triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện và các hoạt động trên biển, ven biển.
+ Rà soát, hoàn thiện kịch bản ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân, vận hành khoa học, an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi.
+ Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, nhất là tại các địa phương dự kiến chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, mưa lũ, địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan truyền thông tăng thời lượng phát sóng, đưa tin để người dân nắm được thông tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền, biết được kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt nhằm hạn chế thiệt hại.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?