Cán bộ dám nghĩ dám làm sẽ được miễn kỷ luật có đúng không? Cán bộ không thực hiện được mục tiêu đề ra vẫn có thể được miễn trách nhiệm trước pháp luật có đúng không?

Tôi muốn hỏi cán bộ dám nghĩ dám làm sẽ được miễn kỷ luật có đúng không? - câu hỏi của chị Thùy (Biên Hòa)

Cán bộ dám nghĩ dám làm sẽ được miễn kỷ luật có đúng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Dự thảo 2 Nghị định Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung quy định như sau:

Nguyên tắc khuyến khích, bảo vệ
Việc khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Khuyến khích mọi cán bộ phát huy tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung trong phạm vi thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Việc khuyến khích và bảo vệ cán bộ phải được tiến hành kịp thời, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định; bảo đảm điều kiện áp dụng, đúng đối tượng, trình tự theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
3. Cán bộ có ý tưởng, cách làm mới, mạnh dạn đột phá, tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt và những vấn đề chưa có quy định hoặc có quy định nhưng không còn phù hợp với thực tiễn thì được khuyến khích và bảo vệ nhưng phải bảo đảm không trái Hiến pháp, Điều lệ Đảng.
4. Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện, nhưng khi thực hiện xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả thiệt hại; khi triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch hoặc đề án đã được chấp thuận có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
5. Cán bộ lợi dụng chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước thì bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo như quy định trên, cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện, nhưng khi thực hiện xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả thiệt hại;

Khi triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch hoặc đề án đã được chấp thuận có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Dự thảo 2 Nghị định Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Như vậy, cán bộ dám nghĩ dám làm sẽ được miễn kỷ luật nếu đề xuất này được thông qua trong trường hợp gây ra thiệt hại nhưng kế hoạch hoặc đề án đã được chấp thuận của cán bộ có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung.

Cán bộ dám nghĩ dám làm sẽ được miễn kỷ luật có đúng không? Cán bộ không thực hiện được mục tiêu đề ra vẫn có thể được miễn trách nhiệm trước pháp luật có đúng không?

Cán bộ dám nghĩ dám làm sẽ được miễn kỷ luật có đúng không? Cán bộ không thực hiện được mục tiêu đề ra vẫn có thể được miễn trách nhiệm trước pháp luật có đúng không? (Hình từ internet)

Cán bộ không thực hiện được mục tiêu đề ra vẫn có thể được miễn kỷ luật và trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Dự thảo 2 Nghị định Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung quy định miễn kỷ luật và miễn trách nhiệm trước pháp luật của cán bộ như sau:

Trường hợp cán bộ thực hiện đề xuất đã được cấp có thẩm quyền quyết định cho thực hiện, thực hiện thí điểm nhưng không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì được miễn xử lý trách nhiệm kỷ luật Đảng và xử lý trách nhiệm trước pháp luật khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Cán bộ thực hiện đề xuất trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự;

- Cán bộ bị cản trở, gây khó khăn trong quá trình thực hiện đề xuất;

- Cán bộ thực hiện đề xuất báo cáo cấp có thẩm quyền về việc chấm dứt thực hiện đề xuất khi thấy có rủi ro, thiệt hai xảy ra hoặc có khả năng xảy ra thiệt hại;

- Cán bộ thực hiện đề xuất phải chấp hành quyết định của cấp trên sau khi đã báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền về việc chấm dứt thực hiện đề xuất nhưng cấp có thẩm quyền vẫn quyết định tiếp tục thực hiện đề xuất;

- Cán bộ thực hiện đề xuất chấm dứt ngay việc thực hiện đề xuất khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền;

- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi thực hiện đề xuất đã được phê duyệt;

- Cán bộ thực hiện đề xuất đã qua đời.

Có các hình thức xử lý kỷ luật nào đối với cán bộ hiện nay?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.

Theo như quy định trên, hiện nay có 4 hình thức kỷ luật đối với cán bộ bao gồm:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Cách chức.

- Bãi nhiệm.

Xem toàn bộ: Dự thảo 2 Nghị định Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung: Tại đây

Cán bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁN BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Pháp luật
Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
Pháp luật
Mức chi đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Quy định chung về các khoản chi tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức như nào? Giảng viên trong nước được phụ cấp tiền ăn, phụ cấp lưu trú bao nhiêu?
Pháp luật
Cán bộ, công chức được cử đi học tập trung thì có được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và tiền thuê phòng không?
Pháp luật
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật hiện hành ra sao?
Pháp luật
Cán bộ, đảng viên thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín theo Quy định 144-QĐ/TW?
Pháp luật
Yêu cầu khẩn trương trình Nghị định mới về khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm của Chính phủ?
Pháp luật
Nghị định 07/2024/NĐ-CP quy định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường của Thành phố Hồ Chí Minh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,726 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cán bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào