Cách tra mã định danh học sinh mới nhất năm 2023? Tình trạng mã định danh học sinh hiện nay như thế nào?
Tình trạng mã định danh học sinh hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Chiều 23-2, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM Hồ Tấn Minh đã thông tin về những thắc mắc của phụ huynh trong việc bỏ sổ hộ khẩu giấy có ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh đầu cấp sắp tới tại địa phương trong buổi họp báo định kỳ.
Lợi ích của mã định danh học sinh do Bộ Giáo dục cấp gắn liền với sổ học bạ điện tử. Khi học bạ đã được số hóa, một số thủ tục cần tới hồ sơ của học sinh có thể không còn yêu cầu phải photo, công chứng học bạ như hiện nay.
Tại buổi họp báo, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết "Sở giáo dục, Công an TP, Sở Tư pháp TP đã rà lại toàn bộ dữ liệu dân cư trên địa bàn TP. Chúng tôi đã thống nhất là đến ngày 15-3, 100% học sinh độ tuổi từ 3-18 tuổi phải xác định được mã định danh"
Hiện, toàn TP.HCM có 1,7 triệu học sinh. Trong đó, còn 49.000 học sinh chưa xác thực được mã định danh do nhiều lý do.
Để khắc phục tình trạng này, ông Hồ Tấn Minh nêu rõ "Phụ huynh cũng cần liên lạc với công an địa phương để xác thực nội dung này. Sở cũng đã có văn bản chỉ đạo cho các cơ sở giáo dục ở bậc mầm non rà soát với trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1, đảm bảo tốt việc thực hiện tuyển sinh đầu cấp cho năm sau"
Đồng thời với 49.000 học sinh chưa xác thực được mã định danh, Sở GD&ĐT TP.HCM đã phối hợp với phòng PC06, thống nhất sẽ rà từng nhà để đảm bảo số trẻ em trên địa bàn phải có mã định danh.
Cách tra mã định danh học sinh mới nhất năm 2023? Tình trạng mã định danh học sinh hiện này? (Hình từ Internet)
Cách tra mã định danh học sinh mới nhất năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, quy định như sau:
Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Theo như quy định trên học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên, mã học sinh là mã số định danh cá nhân ghi trên căn cước công dân.
Còn đối với học sinh dưới 14 tuổi có thể tra mã học sinh bằng một trong hai cách sau:
- Cách 1: Tra cứu mã học sinh (số định danh cá nhân): thực hiện trực tiếp trên Giấy khai sinh của trẻ.
- Cách 2: Trong trường hợp không thể tìm thấy mã định danh cá nhân trên giấy khai sinh thì phụ huynh có thể liên hệ công an huyện, thị xã nơi mà học sinh đăng ký hộ khẩu thường trú để được cung cấp số định danh.
- Cách 3: Tra cứu mã định danh học sinh do Bộ Giáo dục cấp
- Giáo viên tra cứu mã định danh học sinh do Bộ Giáo dục cấp tại hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo tại địa chỉ: https://truong.csdl.moet.gov.vn/
- Phụ huynh muốn biết mã định danh học sinh do Bộ Giáo dục cấp có thể liên hệ giáo viên chủ nhiệm để được cung cấp.
Mã định danh học sinh có được áp dụng thống nhất trên tất cả các cấp học không?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT, mã định danh trên cơ sở dữ liệu GD&ĐT được quy định như sau:
Mã định danh trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã định danh các đối tượng quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo sử dụng thống nhất trong ngành giáo dục bao gồm: Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học. Mã định danh của cơ sở giáo dục do sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý cấp từ lần tạo lập thông tin đầu tiên về cơ sở giáo dục đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
2. Mã định danh của mỗi đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là duy nhất, được hình thành từ lần nhập dữ liệu đầu tiên và bất biến (không bị thay đổi hoặc xóa bỏ từ khi mã được sinh ra), được dùng thống nhất, xuyên suốt ở tất cả các cấp học. Mã định danh phục vụ công tác quản lý, báo cáo, kết nối dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo và các mục đích khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
3. Trường hợp cơ sở giáo dục không còn hoạt động, sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý chỉ thay đổi thông tin trạng thái của cơ sở giáo dục, không xóa mã định danh và hồ sơ trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
4. Trường hợp giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên chuyển công tác, ngưng làm việc hoặc thôi việc, cơ sở giáo dục cập nhật trạng thái và thông tin hồ sơ điện tử, không xóa hồ sơ và mã định danh trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
5, Trường hợp người học tạm dừng học, thôi học, chuyển đi, cơ sở giáo dục và các cơ quan liên quan chỉ cập nhật trạng thái hồ sơ điện tử của người học, không xóa hồ sơ trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
Theo như quy định trên, mã định danh của mỗi đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là duy nhất, được hình thành từ lần nhập dữ liệu đầu tiên và bất biến (không bị thay đổi hoặc xóa bỏ từ khi mã được sinh ra), được dùng thống nhất, xuyên suốt ở tất cả các cấp học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?