Cách tra cứu các cơ sở KCB có cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH năm 2023 trên ứng dụng VssID ra sao?
Cách tra cứu các cơ sở KCB có cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH năm 2023 trên ứng dụng VssID ra sao?
Để tra cứu các cơ sở khám chữa bệnh có cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH trên ứng dụng VssID, thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID
Người tham gia BHXH mở ứng dụng VssID (được cài đặt từ CHplay hoặc Appstore), thực hiện đăng nhập vào hệ thống bằng cách gõ tên đăng nhập và mật khẩu.
Bước 2: Nhấn chọn "Tra cứu"
Tại trang chủ Quản lý cá nhân, nhấn chọn mục "Tra cứu" tại thanh phía dưới màn hình.
Bước 3: Chọn "Tra cứu CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH"
Tại trang Tra cứu, tìm và nhấn chọn mục "Tra cứu CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH"
Bước 4: Nhập thông tin địa phương
Chọn tỉnh - TP, quận - huyện nơi cần tìm các cơ sở khám chữa bệnh có cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH. Sau đó nhấn "Tìm kiếm".
Bước 5. Xem kết quả
Hệ thống sẽ trả về danh sách các cơ sở khám chữa bệnh có cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH.
Trong đó, bao gồm thông tin mã cơ sở, tên cơ sở và file chứng minh đính kèm.
Cách tra cứu các cơ sở KCB có cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH năm 2023 trên ứng dụng VssID ra sao? (Hình từ Internet)
Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ nội dung được theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Thứ nhất, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp.
Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, khi thỏa mãn các yêu cầu trên, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người lao động thực hiện khám, chữa bệnh.
Trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh khi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, khi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động, cơ sở khám bệnh chữa bệnh có các trách nhiệm sau:
- Cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
+ Bị mất, bị hỏng;
+ Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
+ Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
+ Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
- Bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Sau khi bổ sung, sửa đổi nội dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi;
- Thực hiện việc đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là pháp nhân: đăng ký mẫu dấu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT;
+ Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân: đăng ký con dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và mẫu chữ ký của người hành nghề được phép ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT;
+ Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thay đổi mẫu dấu hoặc thay đổi hoặc bổ sung người được ủy quyền ký thay thủ trưởng đơn vị tại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội:
Thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện (theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi;
+ Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã áp dụng chữ ký số thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chữ ký số;
- Thực hiện việc ủy quyền cho người được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?