Cách tính lương cán bộ công chức viên chức từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng có thay đổi không?

Cách tính lương cán bộ công chức viên chức từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng có thay đổi không?

Cách tính lương cán bộ công chức viên chức từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?

Quan trọng: Toàn văn dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP?

Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Thông tư 10/2023/TT-BNVNghị định 204/2004/NĐ-CP quy định cách tính lương cán bộ công chức viên chức như sau:

Lương cán bộ công chức viên chức = Hệ số lương x Lương cơ sở

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Trong đó có nội dung tăng lương cơ sở cũ từ 1.800.000 đồng/tháng (Nghị định 24/2023/NĐ-CP hết hiệu lực ) lên 2.340.000 đồng/tháng (mức lương cơ sở mới từ 1/7/2024).

Theo đó, từ 1/7/2024, không có quy định thay đổi về cách tính lương cán bộ công chức viên chức. Lương của cán bộ công chức viên chức vẫn được tính theo công thức trên.

Tuy nhiên, do lương cơ sở từ 1/7/2024 tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng nên mức lương của cán bộ công chức viên chức tính theo công thức trên sẽ tăng theo quy định.

Cách tính lương cán bộ công chức viên chức từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng có thay đổi không?

Cách tính lương cán bộ công chức viên chức từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng có thay đổi không? (Hình từ internet)

Đối tượng nào được tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 lên 2,34 triệu đồng?

Tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng được tăng lương cơ sở từ 1.800.000 đồng/tháng lên 2.340.000 đồng/tháng gồm có như sau:

(1) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);

(2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);

(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);

(4) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP);

(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

(9) Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;

(10) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Kinh phí thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức từ đâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:

(1) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương:

- Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 tăng thêm so với dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao;

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí;

- Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).

(2) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 tăng thêm so với dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao;

- Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao;

- Sử dụng 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao (không kể: thu tiền sử dụng đất; xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước);

- Sử dụng 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2023 thực hiện so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao (không kể: thu tiền sử dụng đất; xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước);

- Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có);

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.

(3) Ngân sách trung ương bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu do điều chỉnh mức lương cơ sở và thực hiện chế độ tiền thưởng năm 2024 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi đã thực hiện các quy định tại khoản (1) và khoản (2).

(4) Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, thực hiện chế độ tiền thưởng của viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 do đơn vị tự đảm bảo theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định 60/2021/NĐ-CP (nếu có).

Tăng lương cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
3 loại tiền lương tăng từ 01/7/2024? Tăng lương cơ sở, lương hưu, lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 đúng không?
Pháp luật
Nghị định 73/2024/NĐ-CP chính thức tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang?
Pháp luật
Chính thức 10 đối tượng được tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 lên 2,34 triệu đồng? Đối tượng nào được tăng lương cơ sở?
Pháp luật
Bảng lương Công an chính thức từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng như thế nào?
Pháp luật
Chính thức tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 lên 2,34 triệu đồng? Cách tính lương từ ngày 1/7/2024 đối với cán bộ, công chức như thế nào?
Pháp luật
Chính thức tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 lên 2,34 triệu đồng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang?
Pháp luật
Cách tính lương cán bộ công chức viên chức từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng có thay đổi không?
Pháp luật
Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 áp dụng với 7 bảng lương hiện nay hay với 5 bảng lương mới khi cải cách tiền lương?
Pháp luật
Tăng lương cơ sở từ ngày 01/07/2024 đối với cán bộ, công chức hay bãi bỏ lương cơ sở thay thế bằng bảng lương mới theo Nghị quyết 27?
Pháp luật
Tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 lên 2,34 triệu đồng, mức lương hưu thấp nhất sẽ là bao nhiêu? Cách tính lương hưu từ 1/7/2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tăng lương cơ sở
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
346 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tăng lương cơ sở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào