Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng đơn giản nhất để xác định nhanh chóng khoản tiền hình thành?
Đối tượng được gửi tiền tiết kiệm?
Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN về tiền gửi tiết kiệm quy định về người gửi tiền như sau:
“Điều 3. Người gửi tiền
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.”
Như vậy, Công dân Việt Nam từ đủ các độ tuổi khác nhau đều được quyền gửi tiền tiết kiệm .
Hình thức tiền gửi tiết kiệm?
Điều 6 Thông tư 48/2018/TT-NHNN về tiền gửi tiết kiệm quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm theo đó bao gồm:
- Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định;
- Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.
Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng đơn giản nhất để xác định nhanh chóng khoản tiền hình thành?
Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm?
Khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2017/TT-NHNN quy định về minh bạch trong lãi suất như sau:
“2. Minh bạch lãi suất
a) Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thỏa thuận được lập thành văn bản dưới hình thức thỏa thuận cụ thể hoặc thỏa thuận khung và thỏa thuận cụ thể:
(i) Văn bản thỏa thuận nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải có nội dung về phương pháp tính lãi và mức lãi suất tính lãi; trường hợp thỏa thuận áp dụng lãi suất điều chỉnh thì trong văn bản thỏa thuận phải có nội dung về nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh và tại thời điểm điều chỉnh lãi suất, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản về mức lãi suất cụ thể được điều chỉnh.
(ii) Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời hạn từ một ngày trở lên có thỏa thuận phương pháp tính lãi khác với phương pháp tính lãi quy định tại khoản 1 Điều này: Ngoài việc thực hiện quy định tại điểm a(i) khoản này thì tổ chức tín dụng phải ghi rõ mức lãi suất năm tương ứng theo phương pháp tính lãi quy định tại khoản 1 Điều này trong văn bản thỏa thuận nhận tiền gửi, cấp tín dụng; trường hợp thỏa thuận áp dụng lãi suất điều chỉnh thì tại thời điểm điều chỉnh lãi suất, trong thông báo về mức lãi suất cụ thể được điều chỉnh, tổ chức tín dụng phải ghi rõ mức lãi suất năm tương ứng theo phương pháp tính lãi quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Đối với các khoản tiền gửi, cấp tín dụng sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết thỏa thuận nhận tiền gửi, cấp tín dụng:
(i) Tổ chức tín dụng phải thực hiện minh bạch thông tin về hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung theo quy định của pháp luật về nhận tiền gửi và cấp tín dụng. Ngoài ra, tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai thông tin về phương pháp tính lãi tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng (nếu có).
Trước khi thực hiện giao dịch, tổ chức tín dụng phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng về phương pháp tính lãi và mức lãi suất tính lãi; trường hợp có áp dụng lãi suất điều chỉnh thì thông tin cung cấp phải bao gồm cả nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh và tại thời điểm điều chỉnh lãi suất, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về mức lãi suất cụ thể được điều chỉnh. Tổ chức tín dụng phải có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin trong trường hợp pháp luật về nhận tiền gửi, cấp tín dụng có quy định.
(ii) Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời hạn từ một ngày trở lên thỏa thuận phương pháp tính lãi khác với phương pháp tính lãi quy định tại khoản 1 Điều này: Ngoài thực hiện quy định tại điểm b(i) khoản này thì tổ chức tín dụng phải cung cấp cho khách hàng mức lãi suất năm tương ứng theo phương pháp tính lãi quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp có áp dụng lãi suất điều chỉnh thì tại thời điểm điều chỉnh lãi suất, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về mức lãi suất cụ thể được điều chỉnh và mức lãi suất năm tương ứng theo phương pháp tính lãi quy định tại khoản 1 Điều này.”
Cách tính lãi suất tiết kiệm được thực hiện theo công thức:
- Đối với trường hợp gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì số tiền lãi theo ngày sẽ bằng tổng số tiền gửi nhân với lãi suất và nhân với số ngày gửi chia cho tổng số ngày trong năm (360 ngày)
+ Ví dụ:
A gửi tiết kiệm 100 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 7%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, B có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất ngân hàng cho số tiền tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Số tiền lãi = 100 triệu x 7% = 7 triệu đồng
Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền lãi = 100 triệu x 7% x 180/360 = 3,500,000 VNĐ
- Đối với trường hợp gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì số tiền lãi sẽ bằng tổng số tiền gửi nhân với lãi suất và nhân với số ngày thực gửi chia cho tổng số ngày trong năm (360 ngày)
+ Ví dụ:
B gửi tiết kiệm 100 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng có mức lãi suất là 6%/năm. Thời điểm Khách hàng rút số tiền gửi đó là 06 tháng (180 ngày). Cách tính lãi suất ngân hàng cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Tiền lãi = 100 triệu x 6% x 180/360 = 1.800.000 đồng
Như vậy, sau 06 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn, A sẽ nhận được số tiền lãi là 1.800.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?