Cách hạch toán tài khoản 631 chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo Thông tư 177 được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi: Cách hạch toán tài khoản 631 chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo Thông tư 177 như thế nào? Câu hỏi của anh Quân đến từ Sóc Trăng.

Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 631 chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 631 chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi như sau:

- Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thực tế phát sinh của hoạt động BHTG trong kỳ của đơn vị, gồm các loại chi phí sau:

+ Chi hoạt động BH:

++ Chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính sách về BHTG. Nội dung và mức chi được thực hiện theo quy định của pháp luật.

++ Chi phí liên quan đến việc tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG;

++ Chi phí dịch vụ thanh toán, ủy thác.

++ Chi trả phí dịch vụ thu nợ (nếu có) cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu nợ theo quy định của pháp luật để thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi, các khoản nợ mà đơn vị đã cho vay trước ngày 01/01/2013 và các khoản nợ đơn vị trở thành chủ nợ khi tham gia thanh lý tài sản của các tổ chức tham gia BHTG bị phá sản theo quy định của pháp luật.

++ Chi khác cho hoạt động BH theo quy định.

+ Chi hoạt động khác như:

++ Chi hoạt động tư vấn, đào tạo cho các tổ chức tham gia BHTG.

++ Các khoản chi phí trực tiếp khác cho hoạt động BHTG mà chưa thuộc các khoản chi trên như chi phí cho thuê tài sản (nếu có).

- Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản chi phí thực tế đã phát sinh (không phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền) cần thiết cho hoạt động BHTG có hóa đơn chứng từ hợp lý, hợp lệ, có trong kế hoạch tài chính được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định hàng năm.

- Không được hạch toán vào chi hoạt động BHTG các khoản chi sau:

+ Chi trả tiền BH cho tổ chức, cá nhân gửi tiền tiết kiệm.

+ Các khoản chi cho hoạt động quản lý của đơn vị như: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ nhân viên và người lao động khác, chi phí khấu hao TSCĐ...

+ Chi phí hoạt động tài chính.

+ Các khoản tiền phạt hành chính.

+ Chi phí đầu tư XDCB.

+ Các khoản chi thuộc nguồn khác đài thọ như: chi khen thưởng, phúc lợi, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất,...

+ Các khoản chi không liên quan đến hoạt động của BHTG, các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp.

+ Chi phí khác.

- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi chi tiết cho từng nội dung chi hoạt động BHTG.

Cách hạch toán tài khoản 631 chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo Thông tư 177 như thế nào?

Cách hạch toán tài khoản 631 chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo Thông tư 177 như thế nào? (Hình từ Internet)

Tài khoản 6311 có mấy tài khoản cấp 3? Đó là những tài khoản nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định tài khoản 6311 có 05 tài khoản cấp 3, bao gồm:

- Tài khoản 63111 - Chi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính sách về BHTG: Phản ánh các khoản chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính sách về BHTG phát sinh trong kỳ của đơn vị.

- Tài khoản 63112 - Chi phí tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt và quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG: Phản ánh các khoản chi phí liên quan đến việc tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt, tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG.

- Tài khoản 63113 - Chi dịch vụ thanh toán ủy thác: Phản ánh các khoản phải thanh toán cho bên nhận ủy thác chi trả tiền BH cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về BHTG phát sinh trong kỳ của đơn vị.

- Tài khoản 63114 - Chi dịch vụ thu nợ: Phản ánh các khoản chi trả cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu nợ theo quy định của pháp luật để thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi, các khoản nợ mà đơn vị đã cho vay trước ngày 01/01/2013 và các khoản nợ đơn vị trở thành chủ nợ khi tham gia thanh lý tài sản của các tổ chức tham gia BHTG bị phá sản theo quy định của pháp luật.

- Tài khoản 63118 - Chi khác cho hoạt động BH: Phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động BHTG mà chưa được phản ánh ở các TK 63111, 63112, 63113, 63114, 63118.

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 631 chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 29 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 631 chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi như sau:

- Khi tạm ứng tiền cho người lao động trong đơn vị để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động BHTG, căn cứ vào chứng từ tạm ứng, ghi:

+ Nợ TK 141 - Tạm ứng

+ Có các TK 111, 112,..

- Khi quyết toán số chi tạm ứng trên cơ sở bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt, các chi phí liên quan đến hoạt động BHTG ghi:

+ Nợ TK 631 - Chi hoạt động BHTG

+ Có TK 141 - Tạm ứng.

- Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua đưa ngay vào sử dụng như: văn phòng phẩm, ấn chỉ chuyên dùng, xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu,... dùng cho hoạt động nghiệp vụ BHTG của đơn vị, ghi:

+ Nợ TK 631 - Chi hoạt động BHTG (63118)

+ Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

+ Có các TK 111, 112, 141, 331,...

- Trị giá công cụ, dụng cụ xuất dùng hoặc mua ngoài đưa ngay vào sử dụng không qua kho được tính trực tiếp một lần vào chi hoạt động BHTG của đơn vị, ghi:

+ Nợ TK 631 - Chi hoạt động BHTG (63118)

+ Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

+ Có các TK 111, 112, 331,...

- Khi phát sinh phí dịch vụ ủy thác phải thanh toán cho bên nhận ủy thác chi trả tiền BH cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về BHTG, ghi:

+ Nợ TK 631 - Chi hoạt động BHTG (63113)

+ Có TK 331 - Phả trả cho người bán (3318).

- Khi thanh toán phí ủy thác cho bên nhận ủy thác chi trả tiền BH cho người gửi tiền, ghi:

+ Nợ TK 331 - Phả trả khác cho người bán (3318)

+ Có các TK 111, 112,...

- Các khoản chi cho hoạt động BHTG được các Chi nhánh chi hộ, trả hộ, ghi:

+ Nợ TK 631 - Chi hoạt động BHTG

+ Có TK 3368 - Phải trả nội bộ khác.

- Khi thanh toán tiền cho Chi nhánh về các khoản được chi hộ, trả hộ, ghi:

+ Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

+ Có các TK 111, 112 (nếu chi bằng tiền)

+ Có TK 136 - Phải thu nội bộ (nếu bù trừ thanh toán nội bộ).

- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động BHTG như: chi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính sách về BHTG, chi phí liên quan đến việc tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt, tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG, chi phí thu hồi nợ và các khoản khác, ghi:

+ Nợ TK 631 - Chi hoạt động BHTG

+ Có các TK 111, 112, 141, 331...

- Kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động BHTG phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động, ghi:

+ Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

+ Có TK 631 - Chi hoạt động BHTG.

Tài khoản 631
Bảo hiểm tiền gửi TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM TIỀN GỬI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
Pháp luật
Tổ chức nào phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Người được bảo hiểm tiền gửi có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Cá nhân có tiền gửi bằng đồng Việt Nam được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có quyền gì?
Pháp luật
Tiền gửi bằng ngoại tệ có được bảo hiểm tiền gửi không? Tiền gửi được bảo hiểm có phải là cơ sở để tính phí bảo hiểm tiền gửi?
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có phải thông báo công khai về địa điểm, thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm không?
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không?
Pháp luật
Tổ chức nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định?
Pháp luật
Ai sẽ được nhận tiền bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức tín dụng bị phá sản? Được ủy quyền cho người khác để nhận tiền bảo hiểm tiền gửi không?
Pháp luật
Tổ chức tài chính vi mô là đối tượng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đúng hay không theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài khoản 631
3,271 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài khoản 631 Bảo hiểm tiền gửi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài khoản 631 Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm tiền gửi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào