Nội dung chi tiết về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Y tế năm 2022 bao gồm những gì?
Nội dung kế hoạch được đề cập tại Mục III Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Y tế năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 579/QĐ-BYT năm 2022 như sau:
Hoàn thành thủ tục đầu tư, mua sắm trong năm 2022
(1) Thuê lưu trữ dữ liệu từ một số hệ thống thông tin quy mô ngành
- Các hệ thống thông tin do Bộ Y tế là chủ quản nhưng chưa thuộc quản lý của Bộ Y tế, thuộc lĩnh vực quản lý khám, chữa bệnh, quản lý dược, y tế dự phòng và phòng chống dịch COVID-19;
- Yêu cầu giải pháp đồng bộ dữ liệu lưu trữ đảm bảo tính đầy đủ, tính vẹn toàn đồng thời đảm bảo hiệu quả, tối ưu chi phí;
- Thời gian thuê lưu trữ dữ liệu bắt đầu từ khi Bộ Y tế nhận bàn giao các hệ thống thông tin nói trên từ các đơn vị đang quản lý, vận hành.
(2) Mua sắm phần mềm giám sát sử dụng dữ liệu của các hệ thống thông tin do Bộ Y tế là chủ quản
- Thực hiện giám sát truy cập và khai thác cơ sở dữ liệu của các tài khoản sử dụng đối với các hệ thống thông tin do Bộ Y tế là chủ quản;
- Yêu cầu giải pháp tập trung giám sát các tài khoản sử dụng dữ liệu theo các mức độ quyền truy cập, kết hợp với các cảm biến cảnh báo nguy cơ khai thác dữ liệu trái quy định;
- Đảm bảo tối ưu chi phí theo số lượng tài khoản được quản lý và dễ dàng mở rộng ngay khi phát sinh nhu cầu quản lý.
(3) Thuê lưu trữ dữ liệu khám, chữa bệnh phục vụ quản lý phương thức chi trả bảo hiểm y tế
- Dữ liệu trước giám định chi trả bảo hiểm y tế từ các hệ thống thông tin bệnh viện và ứng dụng công nghệ thông tin quản lý khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc;
- Yêu cầu giải pháp làm sạch dữ liệu đã thu thập để đưa vào lưu trữ theo cơ sở dữ liệu hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử;
- Đảm bảo tính duy nhất của dữ liệu sức khỏe cá nhân trên cơ sở quản lý định danh duy nhất là mã số công dân.
(4) Xây dựng cơ sở dữ liệu mã định danh y tế và mã danh mục chuyên ngành
- Thiết lập cơ sở dữ liệu mã định danh y tế của cá nhân tham chiếu mã số công dân, mã định danh y tế của dược phẩm và trang thiết bị y tế tham chiếu mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN);
- Thiết lập cơ sở dữ liệu tham chiếu các bảng mã danh mục quản lý chuyên ngành về dược và trang thiết bị y tế, quản lý hành nghề y và dược, căn cứ trên các mã định danh y tế đã được quy định;
- Yêu cầu giải pháp đồng bộ thống nhất mã định danh và cập nhật các cơ sở dữ liệu nói trên khi có thay đổi, phát sinh dữ liệu mã định danh y tế đối với các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành.
(5) Xây dựng hệ thống chi trả theo DRG
- Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu cho phương thức chi trả (phí dịch vụ - định suất - DRG);
- Xây dựng và vận hành trung tâm DRG (bao gồm các hoạt động thu thập thông tin KCB BHYT, xử lý, tính toán xây dựng hệ thống gộp nhóm và các tham số về DRG);
- Xây dựng phiên bản DRG đầu tiên của Việt Nam;
- Thuê xây dựng hệ thống giám sát và xây dựng, vận hành đơn vị giám sát phương thức chi trả;
- Xây dựng đơn vị đào tạo và hỗ trợ hoạt động DRG cho các cơ sở y tế;
- Triển khai thử nghiệm DRG ở một số cơ sở y tế.
(6) Thuê dịch vụ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
- Ứng dụng AI trong thực hiện dịch vụ công mức độ 4 trong lĩnh vực quản lý dược, quản lý trang thiết bị y tế và hỗ trợ chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống dịch;
- Hình thức dịch vụ trọn gói, sử dụng dữ liệu hiện có của Bộ Y tế, các nguồn dữ liệu hợp pháp khác và tri thức chuyên gia để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý về thông tin hỗ trợ xử lý nghiệp vụ, hỗ trợ chỉ đạo điều hành;
- Tài sản trí tuệ bao gồm phần mềm và dữ liệu hình thành từ việc cung cấp dịch vụ thuộc toàn quyền sở hữu của Bộ Y tế, tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước về bảo mật dữ liệu.
(7) Nâng cấp hệ thống giải quyết thủ tục hành chính điện tử và các dịch vụ công trực tuyến; giao tiếp với người dân và doanh nghiệp
- Hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử thành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Y tế;
- Xây dựng kho quản lý dữ liệu điện tử về hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Y tế;
- Kết nối hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành;
- Tích hợp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính về danh tính số với cổng dịch vụ công quốc gia; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế với cổng dịch vụ công quốc gia;
- Nâng cấp, triển khai hệ thống thông tin quản lý giấy khám sức khỏe cá nhân phục vụ hành nghề.
- Kết nối hệ thống, đồng bộ, cập nhật trên cổng Công khai y tế dữ liệu thuộc các lĩnh vực:
+ Quản lý khám chữa bệnh (danh mục cơ sở khám chữa bệnh, danh mục kỹ thuật khám chữa bệnh, kiểm tra bệnh viện, đánh giá chất lượng bệnh viện; báo cáo COVID-19, báo cáo Tết, quản lý sử dụng thuốc và kháng sinh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quản lý điều dưỡng, quản lý phục hồi chức năng);
+ Quản lý dược và quản lý an toàn thực phẩm;
+ Quản lý trang thiết bị y tế (giá niêm yết bán buôn, bán lẻ của cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế và giá công khai kết quả trúng thầu của các cơ sở y tế công lập).
Các nội dung chi tiết về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Y tế năm 2022 bao gồm những gì?
Hoàn thành quy trình chuẩn bị đầu tư trong năm 2022
(1) Xây dựng, quản trị và khai thác kho dữ liệu y tế
- Nâng cấp hạ tầng lưu trữ dữ liệu và bảo đảm đáp ứng an toàn thông tin mạng cấp độ 3 của Trung tâm dữ liệu y tế trực thuộc Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế;
- Thuê kho dữ liệu y tế quốc gia (Data Lake);
- Thuê lưu trữ liên thông dữ liệu hình ảnh chẩn đoán;
- Thuê lưu trữ dữ liệu giá thuốc đã đăng ký lưu hành;
- Thuê dịch vụ Trung tâm giám sát An toàn thông tin mạng (SOC);
- Thiết lập phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu;
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào một số hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;
+ Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) trong hỗ trợ chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh ung thư thường gặp tại Việt Nam;
+ Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) trong hỗ trợ chẩn đoán và đoán bệnh da liễu;
+ Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) trong hỗ trợ chẩn đoán và đoán bệnh lao phổi.
(2) Ứng dụng CNTT phục vụ phòng chống dịch COVID-19
- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ giám sát dịch tễ: dữ liệu truy vết ca bệnh và liên thông dữ liệu xét nghiệm COVID-19;
- Vận hành, nâng cấp hệ thống quản lý điều phối thông tin oxy tế và thuốc điều trị COVID-19;
(3) Triển khai mở rộng ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử
- Quản lý bệnh không lây nhiễm;
- Quản lý và chăm sóc sức khỏe trẻ em;
- Quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên;
- Quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền.
(4) Xây dựng hệ thống quản lý thông tin khám, chữa bệnh, liên thông các hệ thống thông tin bệnh viện và các hệ thống bệnh án điện tử, thông qua việc sử dụng Sổ sức khỏe điện tử
- Xây dựng Hệ thống quản lý chuẩn dữ liệu, liên thông và chia sẻ dữ liệu hồ sơ sức khoẻ điện tử; kho dữ liệu hồ sơ sức khoẻ điện tử của các bệnh viện trung ương;
- Xây dựng Hệ thống quản lý tóm tắt thông tin người bệnh ra viện (discharge summarize);
- Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý nguyên nhân tử vong (thực hiện theo Thông tư số 24/2020/TT-BYT ngày 28/12/2021 quy định về phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý chuẩn dữ liệu, liên thông và biểu mẫu Hồ sơ bệnh án điện tử (phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, thực hiện theo chuẩn quốc tế HL7-FHIR-SNOMED);
- Nâng cấp, duy trì vận hành, liên thông với cổng công khai y tế Hệ thống quản lý thông tin khám chữa bệnh: Danh mục cơ sở khám chữa bệnh; Kiểm tra bệnh viện; Đánh giá chất lượng bệnh viện; Khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế; Báo cáo, đánh giá bệnh viện, phòng khám an toàn trong phòng chống dịch COVID-19; Báo cáo Tết (cấp cứu tai nạn, ngộ độc, pháo nổ); Quản lý sử dụng thuốc và kháng sinh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quản lý điều dưỡng; Quản lý phục hồi chức năng; Quản lý danh mục kỹ thuật khám chữa bệnh;
- Nâng cấp và duy trì vận hành Hệ thống quản lý thông tin sức khoẻ người khuyết tật Quyết định số 3815/QĐ-BYT ngày 21/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật;
- Nâng cấp và duy trì vận hành hệ thống quản lý cấp chứng chỉ hành nghề, cấp giấy phép hoạt động; và các hệ thống dịch vụ công khác.
(5) Triển khai các ứng dụng phục vụ công tác quản trị và chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế.
- Vận hành, nâng cấp trục liên thông dữ liệu y tế cơ sở với hệ thống thông tin y tế chuyên ngành;
- Hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm trực tuyến;
- Nâng cấp và duy trì vận hành hệ thống quản lý cấp chứng chỉ hành nghề, cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
- Nâng cấp hệ thống quản lý chứng chỉ hành nghề Dược;
- Nâng cấp, sửa đổi bổ sung dịch vụ công lĩnh vực trang thiết bị y tế theo yêu cầu của Nghị định 98/2021/NĐ-CP ;
- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý phương thức chi trả khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
- Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo Bộ Y tế kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.
Tiến độ giao dự toán kinh phí và thực hiện đầu tư
STT | Nội dung | Đơn vị thực hiện | Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
1 | Giao dự toán | Vụ KH-TC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Chuẩn bị đầu tư/Lập kế hoạch thuê | Các đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Triển khai thực hiện năm 2022 | Các đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1. Kinh phí thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Y tế dự kiến là 30.000 triệu đồng và được tạm giao về Cục Công nghệ thông tin. Trên cơ sở các dự án/ đề án được Lãnh đạo Bộ và căn cứ vào tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, Cục Công nghệ thông tin thẩm định và gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính báo cáo Lãnh đạo Bộ điều chỉnh dự toán cho các đơn vị để triển khai thực hiện.
3.2. Căn cứ vào dự toán được giao, các đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư hoặc lập kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin hoàn thành và trình phê duyệt chậm nhất sau 01 tháng kể từ ngày được giao dự toán;
3.3. Các đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế được bố trí ngân sách thực hiện các dự án, nhiệm vụ năm 2022 khẩn trương thực hiện ngay sau khi được Bộ Y tế giao dự toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?