Các loại hư hỏng thường gặp trên đường giao thông nông thôn và hướng dẫn các biện pháp nhận dạng, sửa chữa năm 2022?
Loại hư hỏng cóc gặm là gì? Biện pháp sửa chữa đường giao thông nông thôn?
Căn cứ Phụ lục D ban hành kèm theo Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về các dạng hư hỏng thường gặp trên đường giao thông nông thôn như sau:
Nhận dạng: Kết cấu mặt đường bị vỡ dọc theo mép mặt đường và lề đường.
Nguyên nhân hư hỏng: Lề đường không được gia cố bằng vật liệu đá, cuội, sỏi
- Lề đường bị xói mòn.
- Đầm không kỹ ở hai bên lề.
- Đường quá hẹp phương phải đi lấn lên lề.
Đánh giá dạng hư hỏng:
- Đo chiều dài (m) các vết cóc gặm có bề rộng vỡ > 150 mm tính từ mép đường cũ, ở gần mép mặt đường nhất, cả hai bên dọc theo đường;
Nhẹ: lác đác gặp ở hai mép đường, dài <20% chiều dài đoạn đường đang xem xét.
Vừa: dài <20% - 30% chiều dài đoạn đường đang xem xét.
Nặng: các chỗ vỡ cóc gặm > 30% liên tiếp nhau, làm co hẹp bề rộng mặt đường.
Hậu quả (nếu không được sửa chữa):
Mức độ hư hỏng sẽ tăng rất nhanh về mùa mưa;
- Đường hẹp sẽ gây nguy hiểm cho các xe lưu hành.
Biện pháp sửa chữa:
Dạng nhẹ, vừa chỉ cần trải đá hoặc cuội sỏi vào phần cóc gặm, lu lèn chặt sao cho cao độ phần rải thêm bang mặt đường hiện tại
- Dạng nặng có thể áp dụng biện pháp trên hoặc láng nhựa lên phần cóc gặm
Như vậy, loại hư hòng là cóc gặm dược quy định nhận dạng, hậu quả và biện pháp sửa chữa như trên.
Các loại hư hỏng thường gặp trên đường giao thông nông thôn và hướng dẫn các biện pháp nhận dạng, sửa chữa năm 2022? (Hình từ internet)
Loại hư hại vết nứt lớn đối với đường giao thông nông thôn?
Căn cứ Phụ lục D ban hành kèm theo Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về các dạng hư hỏng thường gặp trên đường giao thông nông thôn quy định về loại hư hỏng vết nứt lớn được quy định như sau:
Nhận dạng: Nứt dọc, nứt ngang, nứt hình Parabol, nứt chéo hoặc nứt ngoằn ngoèo, bề rộng vết nứt >5mm
Nguyên nhân hư hỏng:
- Chất lượng vật liệu không đạt yêu cầu.
Chiều dày kết cấu mặt đường thiếu.
- Có sự chênh lệch về độ cứng giữa phần mặt đường cũ và phần cạp mở rộng mặt đường.
- Hỗn hợp nhiều chất kết dính, mềm hoặc do độ liên kết kém giữa lớp mặt và lớp móng
Đánh giá dạng hư hỏng:
- Do chiều dài (m) các vết nứt lớn (rộng > 5 mm). Chiều dài của các đoạn đường có vết nứt lớn được cộng dồn.
- Dạng nhẹ: các đường nứt có chiều dài ngắn và xuất hiện lác đác trên đường, tổng chiều dài đoạn đường có vết nứt lớn < 5% tuyến đường.
- Dạng vừa: khi tổng chiều dài các đoạn đường có vết nứt lớn từ 5% - 20% tuyến đường
- Dạng nặng: bề rộng vết nứt đã phát triển khá lớn, đoạn đường có vết nứt kéo dài >20% tuyến đường.
Hậu quả (nếu không được sửa chữa):
- Giảm cục bộ hoặc toàn bộ chất lượng kết cấu mặt đường.
- Mặt đường nhanh chóng hình thành các ổ gà.
Như vậy, loại hư hại vết nứt lớn đối với đường giao thông nông thôn được quy định như trên.
Loại hư hại ổ gà, Ổ gà nông: (chiều sâu < 5cm), Ổ gà sâu: (chiều sâu >5cm)?
Căn cứ Phụ lục D ban hành kèm theo Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về các dạng hư hỏng thưởng gặp trên đường giao thông nông thôn về loại hư hỏng ổ gà, Ổ gà nông: (chiều sâu < 5cm), Ổ gà sâu: (chiều sâu >5cm) như sau:
Thứ nhất, Ổ gà:
Nhận dạng:
- Những hốc nhỏ xuất hiện trên mặt đường nhựa hoặc mặt đường đá dăm, mặt đường cấp phối khi xe chạy vật liệu bị bánh xe chạy làm văng đi.
Nguyên nhân hư hỏng: Mặt đường xuống cấp
Biện pháp sữa chữa: Vá ổ gà
Thứ hai, Ổ gà nông: (chiều sâu < 5cm)
Nguyên nhân hư hỏng:
- Mất vật liệu hạt do xe chạy gây ra.
- Lớp mặt hoặc lớp móng có chỗ cục bộ bị xấu.
- Thoát nước kém hoặc bị nhiễm đất thành túi bùn
- Mặt tiếp giáp giữa lớp mặt và lớp móng phía dưới có khuyết tật.
- Các biến dạng và vết nứt đã phát triển đến giai đoạn cuối cùng
Hậu quả (nếu không được sửa chữa):
- Sẽ phát triển thành ổ gà có diện tích rộng hơn và sâu xuống lớp dưới
Biện pháp sữa chữa: Vá ổ gà
Thứ ba, Ổ gà sâu: (chiều sâu >5cm):
Nguyên nhân hư hỏng:
Các ổ gà nông không được sửa chữa kịp thời.
Nứt lưới hoặc các điểm lún không được sửa chữa kịp thời.
Đánh giá dạng hư hỏng:
Xác định bằng kết quả đo diện tích của mỗi ổ gà cần sửa chữa (được quy về hình chữ nhật hoặc hình vuông), được làm tròn số; Các diện tích các ổ gà được cộng dồn trên mỗi phân đoạn hư hỏng.
Dạng nhẹ: tổng diện tích vùng bị "ổ gà" < 10% diện tích mặt đường đoạn được xem xét, xe chạy bị giảm tốc độ ít nhiều.
Dạng nặng: tổng diện tích vùng bị "ổ gà" > 10% diện tích mặt đường đoạn được xem xét, xe chạy phải giảm tốc độ, có khả năng gây mất an toàn giao thông trên đường.
Biện pháp sữa chữa: Vá ổ gà
Như vậy, loại hư hại ổ gà, Ổ gà nông: (chiều sâu < 5cm), Ổ gà sâu: (chiều sâu >5cm) được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?