Các khoản chi thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học giai đoạn 2020-2025 như thế nào?

Tôi muốn hỏi về thực hiện khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học giai đoạn 2020-2025 các khoản chi sẽ được chi cho hoạt động nào? Mong được phản hồi. Tôi cảm ơn!

Kinh phí chi cho hoạt động hội họp và điều tra xây dựng khung chương trình quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BTC quy định:

- Chi hội nghị, họp Ban chỉ đạo, Hội đồng tư vấn khối ngành, Hội đồng thẩm định chương trình

Để phục vụ cho hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học, Hội đồng tư vấn xây dựng và thẩm định báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Khung tham chiếu trình độ Asean (sau đây gọi là báo cáo tham chiếu): Thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây gọi là Thông tư 40/2017/TT-BTC), Thông tư 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước (sau đây gọi là Thông tư 71/2018/TT-BTC). 

- Chi cho các hoạt động điều tra, khảo sát, thu thập, so sánh, phân tích các tài liệu mô tả các dịch vụ, hoạt động, công việc của khối ngành của từng lĩnh vực đào tạo phục vụ cho hoạt động xây dựng chuẩn chương trình, báo cáo tham chiếu: Áp dụng theo quy định tại Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia (sau đây gọi là Thông tư 109/2016/TT-BTC). 

- Chi bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên theo chuẩn chương trình đào tạo của khung trình độ: Thực hiện theo các quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. 

- Chi rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 16/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. 

Tiện ích văn bản luật 

- Chi xây dựng chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng báo cáo tham chiếu: 

+ Đối với dự toán chi tiền công cho tác giả xây dựng chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng báo cáo tham chiếu theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện theo quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước. Căn cứ vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu chuyên môn, bằng cấp, kinh nghiệm công tác và thời gian làm việc của các chuyên gia, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng báo cáo tham chiếu đề xuất, báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, quyết định mức chi tiến công cụ thể cho từng thành viên Hội đồng tư vấn khối ngành, Hội đồng tư vấn xây dựng báo cáo tham chiếu theo hợp đồng thuê khoán, trong phạm vi dự toán được phê duyệt và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 

+ Đối với các hội thảo, tọa đàm khoa học phục vụ xây dựng chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng báo cáo tham chiếu: Áp dụng theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước.

Bộ Tài Chính: Các khoản chi thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học giai đoạn 2020-2025?

Bộ Tài Chính: Các khoản chi thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học giai đoạn 2020-2025?

Các khoản kinh phí chi dịch và hiệu đính tài liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng chuẩn chương trình, báo cáo tham chiếu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BTC quy định về chi dịch và hiệu đính tài liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng chuẩn chương trình, báo cáo tham chiếu: 

- Chị dịch nói từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 71/2018/TT-BTC

- Chi phiên dịch (dịch nói) từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số và ngược lại: Mức tiền công áp dụng bằng 70% mức chi thuê người dẫn đường kiêm phiên dịch tiếng dân tộc quy định tại Thông tư 109/2016/TT-BTC

- Chi dịch và hiệu đính tài liệu: Mức chi theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tiện ích văn bản luật 

- Chi in ấn tài liệu, mua văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động xây dựng chuẩn chương trình, xây dựng báo cáo tham chiếu: Thanh toán theo thực tế phát sinh do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi dự toán được giao và hóa đơn chứng từ chi tiêu hợp pháp. 

Kinh phí chi thông tin, truyền thông về khung trình độ, báo cáo tham chiếu. Các nội dung chi gồm: Chi sản xuất, đăng tải, phát sóng, phát hành các tài liệu, ấn phẩm dưới dạng các tác phẩm báo chí, xuất bản và sản phẩm truyền thông khác như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BTC quy định về chi thông tin, truyền thông về khung trình độ, báo cáo tham chiếu. Các nội dung chi gồm: Chi sản xuất, đăng tải, phát sóng, phát hành các tài liệu, ấn phẩm dưới dạng các tác phẩm báo chí, xuất bản và sản phẩm truyền thông khác như sau:

- Đối với các tác phẩm, sản phẩm báo chí, xuất bản phẩm đã có định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí do cấp có thẩm quyền ban hành: Thực hiện theo quy định có liên quan tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; Nghị định 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác; Thông tư 03/2018/TT-BTTTT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình; Thông tư 09/2020/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Bộ Thông tin và truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh; Thông tư 42/2020/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Thông tin và truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về hoạt động xuất bản; Thông tư 18/2021/TT-BTTTT ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Bộ Thông tin và truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử, và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan; 

- Chi sản xuất, đăng tải, phát sóng, phát hành các tài liệu, ấn phẩm dưới dạng các tác phẩm báo chí, xuất bản và sản phẩm truyền thông khác chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí do cấp có thẩm quyền ban hành; Chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ các hoạt động truyền thông (chi phí in, phát hành đối với báo chí in, xuất bản phầm; chi phí phát sóng đối với các chương trình truyền hình, phát thanh): Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ truyền thông căn cứ nhiệm vụ được giao và dự toán kinh phí, chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.

Thông tư 26/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 26/5/2022.

Khung trình độ quốc gia
Giáo dục đại học Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giáo dục đại học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Yêu cầu đối với giáo trình, bài giảng của chương trình giáo dục đại học
Pháp luật
Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Chủ nghĩa xã hội khoa học có phải là môn học dành cho sinh viên Đại học?
Pháp luật
Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?
Pháp luật
Khung trình độ quốc gia Việt Nam có tên viết tắt là gì? Mô tả nội dung các bậc trình độ thế nào?
Pháp luật
Tải về bảng mô tả khung trình độ quốc gia Việt Nam mới nhất? Cấu trúc khung trình độ quốc gia Việt Nam?
Pháp luật
Bản chất của ý thức là gì? Ví dụ về bản chất của ý thức? Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
Pháp luật
Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?
Pháp luật
Chủ nghĩa duy tâm là gì? Ví dụ chủ nghĩa duy tâm cụ thể? Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm?
Pháp luật
Quan điểm phát triển là gì? Cơ sở lý luận về quan điểm phát triển? Ví dụ chứng minh quan điểm phát triển trong triết học?
Pháp luật
4 đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
Pháp luật
Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Hệ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khung trình độ quốc gia
1,109 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khung trình độ quốc gia Giáo dục đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khung trình độ quốc gia Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục đại học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào