Các hình thức phổ biến hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư bao gồm những hình thức như thế nào?
Hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư được quy định như thế nào?
Ngày 16/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
Theo đó, tại Điều 2 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
Hương ước, quy ước
Hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.
Như vậy, hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Hương ước, quy ước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 61/2023/NĐ-CP cũng quy định về mục đích của việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước như sau:
Mục đích xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
1. Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực hỗ trợ việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
2. Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
Theo đó, mục đích của việc xây dựng hương ước, quy ước bao gồm:
- Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực hỗ trợ việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
- Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
Các hình thức phổ biến hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư (Hình từ Internet)
Các hình thức phổ biến hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP bao gồm các hình thức nào?
Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước:
Thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước đã được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận phải được Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố thông tin, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến các hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư để biết, thực hiện bằng hình thức niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, điểm sinh hoạt cộng đồng và ít nhất một trong các hình thức sau đây:
a) Hội nghị của cộng đồng dân cư;
b) Thông tin trên mạng lưới thông tin cơ sở;
c) Sao gửi đến từng hộ gia đình;
d) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;
đ) Thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; hoạt động hòa giải cơ sở của đội ngũ hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư;
e) Hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư.
...
Theo đó, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư được phổ biến bằng hình thức niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, điểm sinh hoạt cộng đồng.
Bên cạnh đó, hình thức phổ biến hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư được phổ biến bao gồm các hình thức sau:
- Hội nghị của cộng đồng dân cư;
- Thông tin trên mạng lưới thông tin cơ sở;
- Sao gửi đến từng hộ gia đình;
- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp;
- Thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; hoạt động hòa giải cơ sở của đội ngũ hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư;
- Hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư.
Trách nhiệm phổ biến hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư là của ai?
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 61/2023/NĐ-CP về trách nhiệm thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước:
Thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước
...
2. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tổ chức các hoạt động thông tin, phổ biến nội dung của hương ước, quy ước cho hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ cộng đồng dân cư tổ chức thông tin, phổ biến, truyền thông và thực hiện hương ước, quy ước.
...
Như vậy, trách nhiệm phổ biến hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư thuộc về các đối tượng sau:
- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư.
- Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?