Các hành vi bị nghiêm cấm đối với cán bộ, công chức và viên chức tại TP. Hồ Chí Minh khi được cử đi nước ngoài?
Cơ quan, tổ chức được giao thẩm quyền xét duyệt có trách nhiệm gì khi xét duyệt hồ sơ đi nước ngoài?
Theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức được giao thẩm quyền xét duyệt, quyết định cử, cho phép cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
+ Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
+ Chịu trách nhiệm với cấp trên về việc xuất cảnh, nhập cảnh đối với các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do mình xét duyệt, quyết định cử, cho phép đi nước ngoài.
+ Thường xuyên phối hợp với cấp ủy, ủy ban kiểm tra, thanh tra nhân dân cùng cấp kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và đảng viên.
+ Định kỳ hàng năm kiểm tra hộ chiếu của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để phòng ngừa việc xuất cảnh, nhập cảnh không phép; khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm, phải báo cáo cấp có thẩm quyền có ý kiến chỉ đạo xử lý theo quy định.
+ Thường xuyên cập nhật vào hệ thống phần mềm Quản lý hồ sơ điện tử của Thành phố về việc đi nước ngoài của nhân sự đơn vị mình (nếu có).
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí khi đi công tác nước ngoài có sử dụng ngân sách nhà nước.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm giới thiệu con dấu cơ quan, đơn vị và chữ ký của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định cho phép cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài theo quy định này cho Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Sở Ngoại vụ và Công an Thành phố.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với cán bộ, công chức và viên chức tại TP. Hồ Chí Minh khi được cử đi nước ngoài?
Người được cử hoặc cho phép đi nước ngoài thì có nghĩa vụ gì?
Theo Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cử, cho phép đi nước ngoài như sau:
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cử, cho phép đi nước ngoài:
+ Sau khi được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cử, cho phép đi nước ngoài, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên có trách nhiệm báo cáo và gửi cấp ủy chi bộ nơi đang sinh hoạt một bản sao quyết định.
+ Trong thời gian ở nước ngoài, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong công tác, học tập, nghiên cứu và thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân Việt Nam khi ở nước ngoài, chấp hành các quy định pháp luật của nước sở tại.
+ Sau khi về nước, trong thời gian 07 ngày làm việc, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi theo đoàn gửi báo cáo cho Trưởng đoàn. Trường hợp đi riêng lẻ thì báo cáo kết quả chuyến đi gửi cấp có thẩm quyền ra quyết định cử, cho phép đi nước ngoài, người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý và chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng (nếu là đảng viên).
Nội dung, thời hạn nộp báo cáo là cơ sở để cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài lần sau.
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cử, cho phép đi nước ngoài:
+ Chấp hành pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia (vùng lãnh thổ) khi đi nước ngoài.
+ Giữ gìn hình ảnh quốc gia, hình ảnh dân tộc khi ở nước ngoài.
+ Báo cáo ngay cho thủ trưởng cơ quan chủ quản, cấp có thẩm quyền nếu không thực hiện chuyến đi nước ngoài, ở lại nước ngoài quá thời gian quy định.
+ Không được đưa thân nhân khi đi công tác, trường hợp có lý do đặc biệt hoặc do yêu cầu công tác thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam sau khi kết thúc chuyến đi, gửi bản sao của hộ chiếu có thông tin xuất nhập cảnh cho cấp ra quyết định và cơ quan chủ quản để quản lý, theo dõi.
+ Người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có nghĩa vụ sử dụng hộ chiếu theo các quy định hiện hành có liên quan về hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
Theo đó, khi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cử, cho phép đi nước ngoài thì phải vừa thực hiện trách nhiệm vừa thực hiện nghĩa vụ theo quy định kể trên.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Tự ý đi nước ngoài mà không xin phép cơ quan chủ quản, cấp có thẩm quyền; tự ý đi nước ngoài trước khi được sự chấp thuận của cơ quan chủ quản, cấp có thẩm quyền.
- Tự ý ở lại nước ngoài quá thời gian quy định mà không xin phép cơ quan chủ quản, cấp có thẩm quyền.
- Mang theo vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện nghiệp vụ, tiền, tài sản được cơ quan, đơn vị giao quản lý khi đi nước ngoài; trừ trường hợp vì mục đích công vụ và được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Mang theo tài liệu mật của Đảng, Nhà nước và của cơ quan, đơn vị đi nước ngoài khi chưa được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.
- Sử dụng ngân sách nhà nước để đi nước ngoài về việc riêng.
- Sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ vào mục đích kinh doanh hoặc đi nước ngoài về việc riêng.
- Đi nước ngoài về việc riêng nhưng kinh phí do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đài thọ, trừ các trường hợp sau đây:
+ Có thư mời đích danh và được cấp có thẩm quyền cho phép đi nước ngoài.
+ Trúng thưởng chương trình khuyến mãi, chương trình tưởng thưởng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
- Không trung thực trong việc kê khai mục đích đi nước ngoài.
- Đi không đúng quốc gia đến đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Trên đây là những hành vi bị nghiêm cấm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh khi đi nước ngoài. Những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định 14/2022/QĐ-UBND cần chú ý để tránh bị xử phạt, xử lý kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?