Các giai đoạn tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định ra sao? Hồ sơ mời thầu bao gồm những giấy tờ gì?
- Mời thầu trong tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào?
- Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định ra sao?
- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu như thế nào?
- Mở thầu trong tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định ra sao?
- Hồ sơ mời thầu bao gồm những giấy tờ gì?
Mời thầu trong tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về mời thầu như sau:
- Thông báo mời thầu được áp dụng đối với trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn và được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu 2023;
- Trường hợp gói thầu áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thư mời thầu được gửi đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.
Các giai đoạn tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định ra sao? Hồ sơ mời thầu bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu như sau:
- Hồ sơ mời thầu được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải đăng tải quyết định sửa đổi kèm theo hồ sơ mời thầu sửa đổi và các nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Việc sửa đổi hồ sơ mời thầu phải đảm bảo đủ thời gian theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 45 của Luật Đấu thầu 2023. Trường hợp không bảo đảm đủ thời gian thì phải gia hạn thời điểm đóng thầu;
- Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu là:
+ 03 ngày làm việc (đối với đấu thầu trong nước);
+ 05 ngày làm việc (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý.
Bên mời thầu đăng tải văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời gian tối thiểu 02 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.
Trong văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu không được nêu tên của nhà thầu có đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu.
Trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đầu thầu để trao đổi về nội dung hồ sơ mời thầu, trong đó:
+ Thông báo tổ chức hội nghị tiền đấu thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
+ Tất cả các nhà thầu quan tâm được tham dự hội nghị tiền đấu thầu mà không cần phải thông báo trước cho bên mời thầu.
+ Bên mời thầu phải lập biên bản ghi nhận các nội dung trong hội nghị tiền đấu thầu và đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
+ Biên bản hội nghị tiền đấu thầu được coi là văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu.
Nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu không được trái với nội dung của hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt.
Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời thầu dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời thầu thì việc sửa đổi hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
- Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu là một phần của hồ sơ mời thầu.
Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Hồ sơ dự thầu hoặc bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ và không được xem xét, trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự, thiết bị cụ thể đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất của nhà thầu.
Bước 2: Chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu.
Bước 3: Khi có yêu cầu sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị gửi bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà thầu nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu.
Mở thầu trong tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định ra sao?
Theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu như sau:
- Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
Bên mời thầu chỉ mở các hồ sơ dự thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu.
Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự:
+ Kiểm tra niêm phong, mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về tên nhà thầu;
+ Tham dự độc lập hay liên danh, số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ, giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu, giá trị giảm giá (nếu có);
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
+ Thời gian thực hiện gói thầu, giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
+ Các thông tin khác liên quan.
- Biên bản mở thầu: Các thông tin quy định tại điểm a khoản 4 điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu.
Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu; được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu;
- Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có), thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ mời thầu bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ vào Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 thì hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm các văn bản, tài liệu sau:
- Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
- Bảng dữ liệu đấu thầu;
- Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
- Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
- Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
- Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
- Các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?