Các chỉ tiêu đánh giá các sản phẩm trong chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030?
Các sản phẩm dự kiến trong chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030?
Căn cứ Phần III Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1217/QĐ-BKHCN năm 2022 quy định dự kiến sản phẩm trong chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” như sau:
- Quy trình công nghệ tiên tiến trong thăm dò, khai thác, sản xuất, sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp. Công nghệ khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, hydro và một số dạng năng lượng khác.
- Giải pháp, công nghệ tiên tiến nâng cao an toàn, an ninh, độ tin cậy, chất lượng trong quản lý, sản xuất, truyền tải, phân phối, lưu trữ và tiêu thụ điện năng.
- Bộ tài liệu thiết kế, phân tích an toàn, quy trình vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; quy trình chế tạo đồng vị phóng xạ, công nghệ bức xạ; cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường.
- Thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao, thiết bị tiên tiến nâng cao chất lượng điện năng, thiết bị đo lường, hệ thống giám sát thông minh trong sản xuất, phân phối và sử dụng năng lượng.
- Hệ thống, thiết bị lưu trữ năng lượng tiên tiến, thân thiện môi trường.
- Thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vật tải, xây dựng và dịch vụ.
- Thiết bị, sản phẩm ứng dụng công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, tài nguyên, môi trường.
Nội dung chủ yếu của chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030?
Căn cứ Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1217/QĐ-BKHCN năm 2022 quy định nội dung của chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” như sau:
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thăm dò, khai thác, sản xuất và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp.
- Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác nguồn năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, hydro và một số dạng năng lượng mới khác.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phát triển, hiện đại hóa hệ thống điện; các giải pháp nâng cao an ninh, an toàn, độ tin cậy hệ thống và chất lượng điện; công nghệ, thiết bị lưu trữ năng lượng tiên tiến, thân thiện với môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị, ứng dụng các công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số trong quản lý, khai thác, sản xuất, phân phối, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Nghiên cứu thiết kế, vận hành an toàn, hiệu quả lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, công nghệ bức xạ, đồng vị phóng xạ và thiết bị bức xạ, ghi đo bức xạ ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, tài nguyên, môi trường.
Các chỉ tiêu đánh giá các sản phẩm trong chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030? (Hình từ internet)
Chỉ tiêu đánh giá các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng đến năm 2030?
Căn cứ Phần V Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1217/QĐ-BKHCN năm 2022 quy định các chỉ tiêu đánh giá các sản phẩm trong chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” như sau:
- Về ứng dụng vào thực tiễn:
+ 50% số nhiệm vụ có kết quả được ứng dụng trong thực tiễn, trong đó 20% số nhiệm vụ có khả năng thương mại hóa.
+ 70% công nghệ, dây chuyền, thiết bị, sản phẩm tạo ra có tính năng tương đương với công nghệ, dây chuyền, thiết bị, sản phẩm tiên tiến cùng loại của các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới.
- Về trình độ khoa học:
+ 100% số nhiệm vụ có kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành được phê duyệt theo Quyết định của Hội đồng giáo sư nhà nước.
+ Ít nhất 20% số nhiệm vụ có bài báo quốc tế đăng trên các tạp chí thuộc danh mục Web of Science/Scopus.
- Về sở hữu trí tuệ: Ít nhất 50% số nhiệm vụ có đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích) được chấp nhận, trong đó 10% số nhiệm vụ có bằng độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích được công nhận.
- Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: 50% số nhiệm vụ có tham gia đào tạo sau đại học, trong đó 10% số nhiệm vụ có tham gia đào tạo tiến sĩ.
- Về cơ cấu nhiệm vụ: 50% số nhiệm vụ có doanh nghiệp tham gia thực hiện.
Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá các sản phẩm trong chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030 mà bạn đọc có thể kham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?