Các chất phụ gia chữa cháy có bắt buộc phải có khả năng dập tắt đám cháy có điện áp không? Hướng dẫn thực nghiệm chữa cháy bằng bình chữa cháy như thế nào?
Thực nghiệm chữa cháy bằng bình chữa cháy như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 7.2 Mục 7.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 quy định thử nghiệm bằng bình chữa cháy như sau:
- Việc sử dụng dung dịch chất phụ gia chữa cháy được nạp sẵn vào trong các bình chữa cháy thiết kế riêng cho việc dập tắt đám cháy có điện áp được đánh giá theo các quy định tại Điều này.
+ Phải thiết lập thử nghiệm đáp ứng điện áp xoay chiều là 100 kV;
+ Bình chữa cháy được phun vào mục tiêu quy định trong thời gian 15s ở khoảng cách là 0,92 m tính từ đầu phun đến bề mặt thiết bị có điện áp;
+ Trong suốt quá trình, dòng điện phản hồi đến bình chữa cháy không được vượt quá 250 μA.
- Các chất phụ gia chữa cháy được đánh giá để xác định xem tác nhân tổng hợp có đủ lớn để mở rộng ra ngoài khoảng cách có thể gây nguy cơ điện giật hay không.
- Bình chữa cháy thử nghiệm có dung tích tối đa 9,5L được phun vào vách đứng từ khoảng cách là 0,92 m.
+ Tối thiểu một nửa dung dịch chứa trong bình chữa cháy phải đến được vách đứng;
+ Dòng phun không được vượt qua khoảng cách 0,92. m từ đầu phun đến tấm thép;
+ Chất phụ gia chữa cháy phun ra từ khoảng cách quy định trong Mục 3 của Điều này phải đạt yêu cầu thử nghiệm độ dẫn điện theo quy định của TCVN 7026.
- Dung dịch chất phụ gia chữa cháy được kiểm tra ở cả nồng độ tối thiểu và tối đa theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Chỉ nhân viên chữa cháy đã được huấn luyện mới được phép sử dụng các bình chữa cháy loại này.
- Thử nghiệm thủ công
+ Việc đánh giá khả năng dập tắt đám cháy có điện áp của chất phụ gia chữa cháy với thử nghiệm thao tác bằng tay phải tuân thủ các quy định tại Điều này.
+ Chất phụ gia chữa cháy được kiểm tra với thiết bị chữa cháy và thiết bị trộn do nhà sản xuất chỉ định nhằm đảm bảo luồng phun phù hợp nhất với lưu lượng tối đa.
+ Cấu hình thiết bị thử nghiệm và chất phụ gia chữa cháy được chuẩn bị cho thử nghiệm phải tuân theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Các thử nghiệm được tiến hành bằng cách sử dụng dung dịch chất phụ gia đậm đặc pha với nước sạch ở nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Các thử nghiệm được tiến hành trong nhà và nhiệt độ môi trường trên 5°C. Nếu được thử nghiệm ngoài trời, tốc độ gió phải nhỏ hơn 8 km/h.
- Thử nghiệm được thực hiện theo TCVN 7026 và được điều chỉnh theo Tiêu chuẩn này.
+ Quy mô thử nghiệm được điều chỉnh phù hợp với hoạt động dập tắt đám cháy có dòng điện một chiều hoặc xoay chiều;
+ Mục tiêu làm bằng đồng 0,3 m x 0,3 m được thay thế bằng cầu dao ngắt kết nối 138 kV hoặc cầu dao thường dùng trong trạm biến áp theo cấp điện áp;
+ Cầu dao ngắt kết nối được nối một đầu với nguồn điện có khả năng cung cấp điện áp thử nghiệm mong muốn và được cách ly với mặt đất bằng cọc sứ cách điện;
+ Sử dụng một dây dẫn đồng đấu nối vào phía trước lăng phun bằng cách bắt vít tiếp điện cỡ 4,8 mm
- Một đầu dây dẫn đồng phải nhô ra phía trước đầu lăng phun 25,4 mm;
- Đầu còn lại của dây được nối với nguồn tiếp đất thông qua hai đồng hồ đo điện vạn năng để đo dòng điện;
- Một đồng hồ đo điện vạn năng được đặt thang đo mA và chiếc còn lại đặt thang đo µA.
- Hai đồng hồ đo điện vạn năng được bố trí sao cho đọc được kết quả đo dòng điện, một theo thang mA và một theo thang µA.
- Các phép đo hiện tại được ghi lại trong mỗi thử nghiệm, sau khi ổn định các giá trị đọc.
- Thiết bị phun được lắp cố định một chỗ trên giá đỡ thử nghiệm để đảm bảo an toàn. Khoảng cách từ đầu vòi phun đến cầu dao điện phải tuân theo quy định trong Bảng 5 cho từng mức điện áp.
- Lăng phun phải đặt đúng hướng đảm bảo luồng phun phun trúng thiết bị thử nghiệm.
- Phải sử dụng lưu lượng lớn nhất theo thiết kế của lăng phun.
- Lăng phun được điều chỉnh sao cho dòng phun chụm lại nhất có thể.
- Sau khi cài đặt xong lăng phun, tất cả các nhân viên thử nghiệm phải lùi lại khoảng cách an toàn trước khi đóng điện một chiều hay xoay chiều với điện áp chỉ định vào thiết bị thử nghiệm.
- Chất phụ gia chữa cháy đậm đặc trộn với nước theo tỷ lệ trộn được nhà sản xuất công bố.
- Dung dịch chất phụ gia chữa cháy đậm đặc được phun vào thiết bị thí nghiệm tối thiểu trong 90s.
- Lặp lại thử nghiệm với các khoảng cách gần hơn cho đến khi dòng điện rò qua luồng phun vượt ngưỡng 250 µA.
- Phải thực hiện thử nghiệm ba lần và lấy kết quả dòng điện rò trung bình.
- Kết quả thử nghiệm có thể chấp nhận được nếu dòng điện rò đo được cao nhất nhỏ hơn 250 µA ở mức 75 phần trăm của khoảng cách thử nghiệm được nêu trong Bảng 5.
- Các thử nghiệm VI và VII được nêu trong Bảng 5 được thực hiện bằng cách sử dụng phun sương mù với góc phun cố định tối thiểu là 30 với kết quả chấp nhận được xác định như sau:
+ Từ 110 đến 138 kV: < 250 µA ở khoảng cách 4,6 m;
+ Từ 139 kV đến 765 kV: < 250 µA ở khoảng cách 9,2 m.
- Bảng 5 được sử dụng để phân cấp với khả năng dập tắt đám cháy có điện áp đối với chất phụ gia chữa cháy.
Bảng 5 - Phân cấp khả năng dập tắt đám cháy có điện áp
Những dữ liệu sau được ghi chép lại trong quá trình thử nghiệm:
- Nồng độ phụ gia và dung dịch nước;
- Các thiết bị, mô hình ứng dụng và tỷ lệ;
- Nhiệt độ môi trường và điều kiện gió;
- Độ nhớt, độ dẫn điện của chất phụ gia chữa cháy đậm đặc và dung dịch chất phụ gia chữa cháy;
- Dòng điện rò đo được bao gồm mức cao nhất và mức trung bình;
- Áp lực và lưu lượng nước;
- Khoảng cách dòng điện rò đạt mức 250 µA.
Các chất phụ gia chữa cháy có bắt buộc phải có khả năng dập tắt đám cháy có điện áp không? Hướng dẫn thực nghiệm chữa cháy bằng bình chữa cháy như thế nào?
Thực nghiệm với hồ quang điện như thế nào?
Tại tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 quy định về việc thực nghiệm với hồ quang điện được quy định như sau:
- Khả năng dập tắt đám cháy của chất phụ gia chữa cháy dập lửa hồ quang điện được thử nghiệm với hồ quang nhân tạo, sử dụng cáp đồng theo quy định tại Điều này.
- Khi thử nghiệm phải theo dõi lượng nhiệt toả ra và sự phát sinh các sản phẩm dễ cháy.
- Bố trí thử nghiệm
+ Thử nghiệm được sắp xếp bố trí trong nhà.
+ Lắp một sợi cáp đồng 250 mm2 mới, loại 600 V, sử dụng vật liệu sinh khói thấp và không chứa Halogen, vào trong hộp phân phối bê tông đúc sẵn loại B-3.6 bố trí sao cho tạo ra lỗi lệch pha tạo ra hồ quang với dòng điện đạt 2 kA ở điện áp thử nghiệm là 480 VAC.
+ Các thử nghiệm được tiến hành bằng cách sử dụng dung dịch chất phụ gia chữa cháy đậm đặc được lấy mẫu pha với nước sạch ở nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Ghi chép lại kết quả đo độ nhớt và độ dẫn điện. Thực hiện thử nghiệm sáu lần để tính kết quả triệt tiêu hồ quang trung bình. Trong đó có ba thử nghiệm được tiến hành với nước và ba thử nghiệm với dung dịch chất phụ gia chữa cháy.
- Chiều dài tối đa của sợi cáp 250 mm2 phải đạt 7,6 m.
+ Sợi cáp 250 mm2 được kết nối với nguồn điện 480 V một chiều.
+ Sử dụng một cuộn cảm biến đấu nối tiếp giữa nguồn điện áp tại điểm cáp bị lỗi trong hộp kiểm tra để điều khiển dòng điện.
+ Khoảng cách cách ly từ các bức tường bên trong của mỗi sợi cáp đến đầu nối phải đạt 50,8 mm.
+ Các sợi cáp được lắp đặt ở dưới cùng của hộp bê tông với các đầu tiếp điểm của mỗi sợi cáp được đặt sao cho khe hở không khí phải đạt 25,4 mm ở vị trí nằm giữa các phần bị tước vỏ sợi cáp.
- Kích thước bên trong của hộp bê tông phải đạt 840 x 610 x 610 mm (chiều dài x chiều rộng x độ sâu).
- Lắp một đồng hồ đo nhiệt lượng phía trên hộp bê tông để đo nhiệt lượng sản sinh trong quá trình đánh lửa hồ quang.
- Thời gian đánh lửa hồ quang được tính từ khi bắt đầu cho đến khi tia lửa hồ quang tự tắt hoặc đạt trạng thái ổn định.
- Dung dịch chất phụ gia chữa cháy được phun từ độ cao 152,4 mm so với sợi cáp xuống ngọn lửa hồ quang bên trong hộp bê tông.
- Phải thực hiện đo lượng khí cháy liên tục kể từ trước khi đánh lửa 2 min kéo dài thêm 5 min sau khi cường độ phun dung dịch chất phụ gia chữa cháy đã đạt được mức yêu cầu.
- Kết quả thử nghiệm được đánh giá đạt dựa trên tiêu chí hồ quang bị triệt tiêu.
- Các dữ liệu sau được ghi chép lại gồm:
+ Thời gian đánh lửa hồ quang;
+ Dòng điện và xung điện áp;
+ Nhiệt độ môi trường;
+ Nhiệt lượng;
+ Video (ở độ phân giải cao và tốc độ quay bình thường).
Khả năng giảm nồng độ khí cháy như thế nào?
Theo Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 quy định như sau:
- Các chất phụ gia chữa cháy không bắt buộc phải có khả năng làm giảm nồng độ hơi, khí cháy.
- Trong trường hợp nhà sản xuất công bố chất phụ gia chữa cháy có khả năng làm giảm nồng độ hơi, khí cháy và được sử dụng với mục đích ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ do hơi, khí cháy tạo thành thì phải thực hiện thử nghiệm theo Điều 8.3.
- Phép thử khả năng làm giảm nồng độ hơi, khí cháy với chất phụ gia chữa cháy được coi là đạt yêu cầu nếu nồng độ LEL dưới 5% và đo khí CO dưới 25 ppm.
Thiết bị thử nghiệm
- Sử dụng một khay kim loại hình tròn đường kính 500 mm, cao 650 mm, dày 6,5 mm. Miệng khay được làm dạng mặt bích để ghép nối với nắp khay. Khay được chôn xuống đất sao cho miệng khay cách mặt đất 100 mm. Nắp khay bằng nhựa có lỗ thông nhỏ đường kính 10 mm và một đầu cút nối với đường cấp dung dịch chắt phụ gia chữa cháy, đầu còn lại nối với đầu phun sương cao áp.
- Đầu phun sương cao áp được sử dụng là loại có lưu lượng tối đa là 5 lít/min.
- Máy bơm cao áp được sử dụng là loại có lưu lượng đạt tối thiểu 5 lít/min tại áp suất là 25 bar.
- Sử dụng đồng hồ đo khí và nồng độ nổ LEL để thực hiện đo nồng độ khí và hơi nhiên liệu trong quá trình thử nghiệm.
- Nhiên liệu sử dụng thử nghiệm gồm xăng A92 theo TCVN 6776 và dầu DO theo TCVN 5689. Thực hiện 03 phép thử với từng loại nhiên liệu. Lượng nhiên liệu cần dùng cho một lần thử nghiệm là 1 lít.
- Quần áo bảo hộ và các thiết bị bảo hộ cá nhân.
Quy trình thử nghiệm
- Điều kiện thử nghiệm xem tại 6.2.5.
- Kiểm tra khay đảm bảo độ sạch và khô, đo nhiệt độ thành khay. Ghi chép lại các thông số.
- Đổ 01 lít nhiên liệu vào trong khay sao cho ướt hết diện tích đáy và thành khay. Đậy nắp bằng nhựa phủ kín khay.
- Để nhiên liệu tự bay hơi trong thời gian 5 min.
- Khởi động bơm phun dung dịch chát phụ gia chữa cháy qua đầu phun sương cao áp gắn trên nắp nhựa trong 5 min.
- Mở nắp, sử dụng đồng hồ đo khí và nồng độ LEL kiểm tra nồng độ khí ở các vị trí cách đáy khay 50 mm. Ghi chép lại các kết quả.
- Lặp lại phép thử 03 lần để tính kết quả trung bình
Như vậy, giảm nồng độ khí cháy được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?