Các bước lập hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 2 từ ngày 15/8/2024 được thực hiện như thế nào?
Các bước lập hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 2 từ ngày 15/8/2024 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định về hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 2 như sau:
Các bước lập hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 2 được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư 06/2024/TT-TTCP, cụ thể:
- Bước 1: Mở hồ sơ
+ Hồ sơ được mở từ ngày người có thẩm quyền ra thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại;
+ Căn cứ vào thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại, người được giao lập hồ sơ mở và cập nhật thông tin ban đầu về hồ sơ.
- Bước 2: Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ
+ Người được giao lập hồ sơ có trách nhiệm thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu trong quá trình giải quyết khiếu nại vào hồ sơ đã mở, bảo đảm sự chính xác, toàn vẹn, hệ thống và đầy đủ của hồ sơ;
+ Các văn bản, tài liệu trong hồ sơ phải được sắp xếp theo nhóm quy định tại Điều 11 của Thông tư 06/2024/TT-TTCP.
- Bước 3: Kết thúc hồ sơ
+ Hồ sơ được kết thúc vào ngày người có thẩm quyền gửi quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định hoặc ban hành văn bản thông báo đình chỉ giải quyết khiếu nại (nếu có);
+ Người được giao lập hồ sơ có trách nhiệm rà soát lại toàn bộ văn bản, tài liệu có trong hồ sơ; loại bản trùng, bản nháp ra khỏi hồ sơ; chỉnh sửa tiêu đề, số và ký hiệu hồ sơ cho phù hợp; hoàn thiện, kết thúc hồ sơ.
Các bước lập hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 2 từ ngày 15/8/2024 được thực hiện như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 2 gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định về hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 2 bao gồm các văn bản, tài liệu sau:
Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
Việc lập hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Thông tư này. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 11 của Thông tư này và các tài liệu sau đây:
1. Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn (nếu có);
2. Văn bản thể hiện ý kiến của Hội đồng tư vấn (nếu có);
3. Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Như vậy, từ ngày 15/8/2024, hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 2 gồm các văn bản, tài liệu như:
- Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn (nếu có)
- Văn bản thế hiện ý kiến của Hội đồng tư vấn (nếu có)
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có)
Và các văn bản, tài liệu quy định tại Điều 11 Thông tư 06/2024/TT-TTCP, cụ thể như sau:
(1) Nhóm 1 về các văn bản chủ yếu, bao gồm:
- Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại trực tiếp; văn bản ủy quyền của người khiếu nại; văn bản cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại (nếu có);
- Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại;
- Báo cáo kết quả kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại (nếu có);
- Văn bản giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại (nếu có); quyết định xác minh nội dung khiếu nại;
- Văn bản gia hạn thời hạn giải quyết khiếu nại (nếu có);
- Đơn rút khiếu nại, thông báo về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại (nếu có);
- Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Văn bản công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
(2) Nhóm 2 về các văn bản, tài liệu được ban hành trong quá trình giải quyết khiếu nại, bao gồm:
- Văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Biên bản làm việc với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Văn bản thông báo về việc tổ chức đối thoại; biên bản đối thoại; báo cáo kết quả đối thoại trong trường hợp người giải quyết khiếu nại phân công hoặc giao nhiệm vụ đối thoại;
- Quyết định trưng cầu giám định, văn bản đề nghị giám định; kết quả giám định (nếu có);
- Quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại; quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ (nếu có).
(3) Nhóm 3 về thông tin, tài liệu, bằng chứng thu thập được trong quá trình giải quyết khiếu nại, bao gồm:
- Thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại do người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan cung cấp;
- Thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại do người bị khiếu nại cung cấp;
- Thông tin, tài liệu, bằng chứng do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác cung cấp (nếu có);
- Biên bản giao nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng;
- Văn bản, báo cáo của người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; văn bản giải trình của người bị khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại (nếu có);
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
đề, số và ký hiệu hồ sơ cho phù hợp; hoàn thiện, kết thúc hồ sơ.
Thông tư 06/2024/TT-TTCP khi nào có hiệu lực?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
Như vậy, Thông tư 06/2024/TT-TTCP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?