Các biện pháp bảo vệ khi bị bạo lực gia đình đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam là gì?
- Các biện pháp bảo vệ người nước ngoài cư trú tại Việt Nam khi bị bạo lực gia đình thực hiện theo hướng dẫn mới nhất của Chính phủ ra sao?
- Người nước ngoài bị bạo lực gia đình được chăm sóc, điều trị như thế nào?
- Việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện như thế nào?
Các biện pháp bảo vệ người nước ngoài cư trú tại Việt Nam khi bị bạo lực gia đình thực hiện theo hướng dẫn mới nhất của Chính phủ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định:
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
1. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị bạo lực gia đình:
a) Được bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; chăm sóc, điều trị; trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 22 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Việc áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản này thực hiện tương tự như áp dụng đối với người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
...
3. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình hoặc bị bạo lực gia đình có quyền mời đại diện cơ quan, tổ chức mình đang làm việc hoặc người đại diện theo pháp luật cho mình tham gia quá trình thực hiện biện pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, quản lý, giám sát việc thực hiện biện pháp đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam khi bị bạo lực gia đình sẽ được bảo vệ như sau:
+ Được bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
+ Được chăm sóc, điều trị;
+ Được trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
+ Được có quyền mời đại diện cơ quan, tổ chức mình đang làm việc hoặc người đại diện theo pháp luật cho mình tham gia quá trình thực hiện biện pháp bảo vệ.
+ Được theo dõi, quản lý, giám sát việc thực hiện biện pháp bởi Người có thẩm quyền quyết định biện pháp bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
Bảo vệ người nước ngoài khi bị bạo lực gia đình?
Người nước ngoài bị bạo lực gia đình được chăm sóc, điều trị như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì người nước ngoài bị bạo lực gia đình được chăm sóc, điều trị như người Việt Nam. Tại Điều 29 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định việc chăm sóc, điều trị thực hiện như sau:
(1) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
+ Tiếp nhận, sàng lọc, phân loại, chăm sóc, điều trị người bệnh là người bị bạo lực gia đình;
+ Cung cấp thông tin về tình trạng tổn hại sức khỏe của người bị bạo lực gia đình theo đề nghị của người đó hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
(2) Nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình có trách nhiệm báo cáo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(3) Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 2 Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
(4) Người đứng đầu cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có trách nhiệm thông báo cho Công an xã nơi đặt cơ sở về trường hợp người được chăm sóc, điều trị có dấu hiệu bị bạo lực gia đình để bảo vệ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định việc góp ý, phê bình thực hiện như sau:
(1) Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên trong các trường hợp sau đây:
+ Có hành vi bạo lực gia đình từ 02 lần trở lên trong thời gian 12 tháng mà chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
+ Có hành vi bạo lực gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.
(2) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm:
+ Người có hành vi bạo lực gia đình;
+ Đại diện gia đình;
+ Đại diện Công an xã;
+ Đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình hoặc người bị bạo lực gia đình cư trú là thành viên;
+ Thành phần khác do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mời.
(3) Nội dung góp ý, phê bình bao gồm:
+ Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình;
+ Cung cấp các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình cam kết không tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức thực hiện biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư trên cơ sở đề xuất của người được phân công xử lý hành vi bạo lực gia đình.
(5) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư.
(6) Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều này tự nguyện thực hiện công việc phục vụ cộng đồng quy định tại Điều 33 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì không áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?