Bỏ yêu cầu về sổ hộ khẩu trong hồ sơ nhận khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ?
- Bỏ yêu cầu về sổ hộ khẩu trong hồ sơ nhận khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ?
- Trình tự thủ tục khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bao gồm những gì?
Bỏ yêu cầu về sổ hộ khẩu trong hồ sơ nhận khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ?
Tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2016/NĐ-CP có quy định về hồ sơ nhận khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước bao gồm:
- Đề nghị nhận khoán: Đối với cá nhân, hộ gia đình theo Mẫu số 02; cộng đồng dân cư thôn theo mẫu số 03.
- Biên bản họp thôn (đối với cộng đồng dân cư thôn): Gồm nội dung thống nhất đề nghị nhận khoán; cử người đại diện giao kết hợp đồng.
- Bản sao chụp sổ hộ khẩu; giấy chứng nhận hộ nghèo. Đối với cộng đồng dân cư thôn gồm danh sách các thành viên và bản sao chụp sổ hộ khẩu của các cá nhân và hộ gia đình trong cộng đồng.
Theo đó, quy định này có yêu cầu bản sao chụp sổ hộ khẩu khi nộp hồ sơ nhận khoán. Tuy nhiên căn cứ khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 thì sẽ chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ 01/01/2023.
Như vậy yêu cầu bản sao chụp sổ hộ khẩu khi nộp hồ sơ nhận khoán là không còn phù hợp. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Trong đó, tại Điều 6 Nghị định 104/2022/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP theo hướng bỏ yêu cầu về bản sao sổ hộ khẩu giấy. Cụ thể hồ sơ nhận khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước từ ngày 1/1/2023 bao gồm:
- Đề nghị nhận khoán: Đối với cá nhân, hộ gia đình theo Mẫu số 02; cộng đồng dân cư thôn theo Mẫu số 03.
- Biên bản họp thôn (đối với cộng đồng dân cư thôn): Gồm nội dung thống nhất đề nghị nhận khoán; cử người đại diện giao kết hợp đồng.
- Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đối với cộng đồng dân cư thôn gồm danh sách các thành viên và thông tin về số định danh cá nhân của các thành viên trong danh sách.
Bỏ yêu cầu về sổ hộ khẩu trong hồ sơ nhận khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định việc tiếp nhận, xét duyệt đề nghị nhận khoán và ký hợp đồng đối với khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước như sau:
- Bên nhận khoán gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho bên khoán 01 bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày bên khoán thông báo cho bên nhận khoán để hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, bên nhận khoán thực hiện xét duyệt hồ sơ nhận khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 2 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này và niêm yết công khai danh sách đối tượng được nhận khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Sau 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách đối tượng được nhận khoán, bên khoán và bên nhận khoán tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng khoán theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; bàn giao diện tích khoán ngoài thực địa; lập biên bản giao, nhận diện tích và các tài sản trên diện tích khoán theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Sau khi nhận bàn giao diện tích khoán tại thực địa, bên nhận khoán có trách nhiệm tiếp nhận ranh giới, mốc giới, diện tích nhận khoán và các tài sản trên diện tích khoán. Thời gian thực hiện tối đa không quá 10 ngày làm việc.
Hồ sơ khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 168/2016/NĐ-CP thì hồ sơ khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bao gồm:
- Hồ sơ khoán đối với khoán công việc và dịch vụ: Hợp đồng khoán.
- Hồ sơ khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh
+ Hồ sơ nhận khoán (Đề nghị nhận khoán, Biên bản họp thôn, Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đối với cộng đồng dân cư thôn gồm danh sách các thành viên và thông tin về số định danh cá nhân của các thành viên trong danh sách)
+ Hợp đồng khoán.
+ Sơ đồ khu vực có diện tích thực hiện khoán. Trong đó, thể hiện rõ vị trí, ranh giới và hiện trạng diện tích khoán.
+ Biên bản giao, nhận khoán.
+ Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
- Hồ sơ khoán được lưu giữ tại bên khoán và nhận khoán.
Nghị định 104/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?