Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế theo Công văn 1135/KCB-QLCL&CĐT 2023 ra sao?
- Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế theo Công văn 1135/KCB-QLCL&CĐT 2023?
- Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
- Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao như thế nào?
Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế theo Công văn 1135/KCB-QLCL&CĐT 2023?
Ngày 29/08/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 1135/KCB-QLCL&CĐT năm 2023 nhằm hướng dẫn xử lý thông tin báo chí, rà soát, chấn chỉnh lại thái độ của nhân viên y tế.
Theo Công văn 1135/KCB-QLCL&CĐT 2023, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: Từ đại dịch COVID-19 đến nay, Bộ Y tế luôn ghi nhận và đánh giá cao sự vất vả, nỗ lực của các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế tại các bệnh viện, đã và đang cố gắng, từng bước khắc phục khó khăn về thiếu nhân lực, kinh phí, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế… bảo đảm duy trì công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng hình ảnh tích cực về người thầy thuốc, sự tin tưởng của người dân đối với ngành y tế.
Tuy nhiên trong thời gian qua, các cơ quan truyền thông phản ánh một số vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện K… về tinh thần, thái độ giao tiếp, y đức của một vài nhân viên y tế khiến người dân bức xúc, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngành y tế.
Vì vậy, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Y tế các Bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các nội dung sau:
- Rà soát, chấn chỉnh, giám sát việc triển khai thực hiện các quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế; tăng cường tập huấn các kỹ năng giao tiếp cho nhân viên y tế. Xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm.
- Quán triệt phương châm “Lấy người bệnh là trung tâm”, đẩy mạnh triển khai hoạt động bảo đảm an toàn người bệnh với mục tiêu “Y tế trước tiên là không gây hại cho người bệnh”, hưởng ứng chủ đề Ngày An toàn người bệnh thế giới năm 2023 “Lắng nghe tiếng nói, tâm tư người bệnh”.
- Với các đơn vị báo chí, truyền thông, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trân trọng sự chủ động phát hiện và phản ánh các vụ việc tiêu cực trong thời gian qua.
- Bên cạnh đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế cũng mong muốn các đơn vị tiếp tục đồng hành cùng hệ thống khám, chữa bệnh trong hành trình cải tiến chất lượng bệnh viện, không chỉ phát hiện các tiêu cực mà còn ghi nhận, tôn vinh những tấm gương tốt của các cá nhân, tập thể, góp phần nâng cao hình ảnh, chân dung người thầy thuốc “Lương y như từ mẫu”.
Xem chi tiết Công văn 1135/KCB-QLCL&CĐT năm 2023 tại đây.
Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế theo Công văn 1135/KCB-QLCL&CĐT 2023?
Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định 2088/QĐ-BYT năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:
+ Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết.
+ Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định.
+ Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết.
+ Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của người bệnh.
+ Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú.
+ Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định.
- Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú:
+ Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích nội quy, quy định của bệnh viện và của khoa.
+ Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết những nhu cầu cần thiết của người bệnh; giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
+ Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc.
+ Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu.
+ Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích trước cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị theo quy định. Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật.
- Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến:
+ Thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến cần giải thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
+ Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế mà người bệnh phải thanh toán; giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu;
+ Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến theo quy định;
+ Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến.
- Những việc không được làm:
+ Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ;
+ Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
+ Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh.
Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao
* Những việc phải làm:
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức.
- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị.
- Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
- Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc.
- Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả.
- Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp.
- Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có).
* Những việc không được làm:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
- Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?