Những nơi phải đeo khẩu trang tại khu vực công cộng đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022?

Cho hỏi những nơi nào bắt buộc phải sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng theo hướng dẫn của Bộ Y tế? Câu hỏi của Diệu đến từ Long An.

Nơi công cộng được hiểu là những nơi nào?

Theo hướng dẫn tại Mục II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2447/QĐ-BYT năm 2022 như sau:

Bộ Y tế dựa trên cơ chế lây truyền của vi rút SARS-CoV-2 là lây truyền trực tiếp từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp thông qua giọt bắn.

Đồng thời, dựa trên mức độ lây nhiễm tại địa điểm có nguy cơ cao: - Nơi có nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh. - Nơi có không gian kín, thông khí kém.

Việc sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng là một biện pháp dự phòng cá nhân góp phần làm giảm sự lây lan của dịch COVID-19 trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người dân nhất là đối tượng nguy cơ cao như người có bệnh lý nên, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người béo phì.

Nơi công cộng được hiểu là nơi phục vụ chung cho nhiều người tại những địa điểm có không gian kín như rạp hát, rạp chiếu phim, vũ trường, nhà hàng,... hoặc các địa điểm có không gian mở như sân vận động, công viên, đường phố, bến xe,...

Bộ Y tế: Hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng năm 2022?

Những nơi phải đeo khẩu trang tại khu vực công cộng đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022? (Hình từ Internet)

Các trường hợp bắt buộc sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng?

Căn cứ theo Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2447/QĐ-BYT năm 2022 như sau:

* Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng khẩu trang

- Áp dụng chung với:

+ Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.

+ Tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực đã được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” tại Quyết định 218/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế.

- Áp dụng cụ thể với một số địa điểm, đối tượng sau:

+ Tại cơ sở y tế, nơi cách ly y tế; nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế:

Áp dụng với tất cả các đối tượng (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn, người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).

Đối với nhân viên y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ban hành kèm theo Quyết định số 2171/QĐ-BYT ngày 05/8/2022 của Bộ Y tế.

+ Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tàu điện, phà, xe khách, xe buýt, taxi,...): Áp dụng với hành khách; người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng, nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.

+ Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối: Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

+ Tại nơi có không gian kín, thông khí kém (quán bar, vũ trường, karaoke cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ, rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay): Áp dụng với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

+ Tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người (các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao; lễ cưới, lễ tang, lễ hội, hội chợ): Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự.

+ Tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch: Áp dụng với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

* Các trường hợp khác (ngoài các địa điểm, đối tượng đã được quy định tại mục 1, phần này): được khuyến khích sử dụng khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Thực hiện xử lý các trường hợp vi phạm quy định bắt buộc sử dụng khẩu trang?

Tại Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2447/QĐ-BYT năm 2022 như sau:

Các Bộ, ban, ngành theo thẩm quyền, phạm vi quản lý tăng cường đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc tổ chức thực hiện hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng.

Bộ Y tế yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện việc sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng theo Hướng dẫn này và chỉ đạo:

- Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương trong lĩnh vực được giao quản lý trực tiếp hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm quy định bắt buộc sử dụng khẩu trang trên địa bàn quản lý.

- Sở Y tế làm đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Y tế theo quy định.

Đồng thời, người đứng đầu các tổ chức, cơ sở, địa điểm, khu vực được giao quản lý trong phạm vi áp dụng hướng dẫn chịu trách nhiệm việc tổ chức triển khai; đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát; tuyên truyền, phổ biến và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người biết, thực hiện Hướng dẫn này. Trong trường hợp nhận thấy tại khu vực, địa điểm được giao quản lý chưa được đề cập ở trên mà có nguy cơ lây nhiễm thì người đứng đầu có trách nhiệm nhắc nhở việc sử dụng khẩu trang.

Quyết định 2447/QĐ-BYT năm 2022 có hiệu lực từ ngày 06/9/2022.

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Pháp luật
Rút ngắn thời gian tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 và thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?
Pháp luật
Bãi bỏ 07 văn bản phòng chống dịch COVID-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Quyết định 1588/QĐ-BGTVT?
Pháp luật
Hướng dẫn mới về thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế có nội dung như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
1,250 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào