Bộ Y tế đề xuất, kiến nghị thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024 như thế nào?

Bộ Y tế đề xuất, kiến nghị thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024 như thế nào? Câu hỏi của anh Dũng ở Bình Phước.

Bộ Y tế đề xuất, kiến nghị với Quốc hội về việc thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân 2024 như thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Chương III Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế đề xuất, kiến nghị với Quốc hội về việc thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân 2024 như sau:

- Đề nghị Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược trong năm 2024 và các năm tiếp theo đối với Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật về thiết bị y tế, Luật an toàn thực phẩm, Luật dân số, Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác.

- Tiếp tục tăng chi ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước, tập trung ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, các lĩnh vực phong, lao, tâm thần... theo Nghị quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương.

Bộ y tế đề xuất, kiến nghị thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân 2024 như thế nào? (Hình từ internet)

Bộ Y tế đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành về việc thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân 2024 ra sao?

Căn cứ tại Mục 2 Chương III Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành về việc thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân 2024 như sau:

- Chính phủ chỉ đạo chỉ đạo các bộ ngành tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, thể chế kịp thời, đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác y tế.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp liên ngành và kiểm tra giám sát của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền các cấp để đôn đốc và có các giải pháp khắc phục những tồn tại, bất cập trong lĩnh vực y tế.

- Các Bộ: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ được giao tích cực phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi nhanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, bất cập trong chính sách y tế, trước mắt là các vấn đề về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế; cơ chế tự chủ, quản trị đơn vị sự nghiệp y tế công lập; giá dịch vụ y tế, phương thức chi trả, thanh toán chi phí bảo hiểm y tế.

- Các Bộ ủng hộ điều chỉnh mức đóng Bảo hiểm y tế để có thể cân đối được Quỹ Bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để tính chi phí quản lý, khấu hao, chi phí nhân lực phục vụ chăm sóc toàn diện vào giá dịch vụ y tế.

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội phổ biến, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào rèn luyện, nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.

Bộ Y tế đề xuất, kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố về việc thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân 2024 như thế nào?

Căn cứ tại Mục 3 Chương III Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế đề xuất, kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố về việc thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân 2024 như sau:

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương. Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về sức khỏe, y tế và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ nguồn lực từ ngân sách địa phương thực hiện toàn diện, đồng bộ công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân đã được phân cấp theo quy định.

Ban hành theo thẩm quyền cơ chế đầu tư, chính sách ưu đãi, khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tư nhân thực hiện, cung cấp các dịch vụ y tế phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế ở địa phương.

- Tiếp tục chỉ đạo, bố trí ngân sách cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập không bảo đảm bù đắp chi phí từ nguồn thu qua giá dịch vụ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế giao phương án tự chủ cho các cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với khả năng của cơ sở và lộ trình kết cấu chi phí vào giá dịch vụ khám chữa bệnh.

- Bố trí đủ dự toán và bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số khi chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên của ngành y tế.

Bố trí vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA do Bộ Y tế làm chủ dự án và giao cho địa phương thực hiện. Bảo đảm ngân sách và chủ động mua sắm trang thiết bị, vật tư, hóa chất cho công tác phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh.

- Có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ để thu hút các bác sỹ có trình độ, tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ y tế.

Bộ Y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh với Bộ Y tế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định?
Pháp luật
Mẫu phiếu lấy ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài dành cho Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế là mẫu nào?
Pháp luật
Thời hạn giữ chức vụ quản lý mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế là bao lâu?
Pháp luật
Quyết định 1289/QĐ-BYT về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với các chức vụ quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế ra sao?
Pháp luật
Bộ Y tế có xây dựng, ban hành các quy định về chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược, mỹ phẩm hay không?
Pháp luật
Việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân được tổ chức thực hiện như thế nào từ 2030 – 2045?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Y tế nghỉ từ mấy ngày làm việc trở lên phải báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Y tế là ai? Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước ai về chức trách, nhiệm vụ được phân công?
Pháp luật
Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Cục Quản lý Dược Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có đúng không? Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý Dược như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Y tế
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,719 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào