Bộ Y tế công bố 9 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Y dược cổ truyền là những thủ tục nào?
Quyết định 2229/QĐ-BYT năm 2023: Công bố 9 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Y dược cổ truyền?
Ngày 19/5/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định 2229/QĐ-BYT năm 2023 về việc công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Y dược cổ truyền thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư 08/2023/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, Bộ Y tế đã bãi bỏ 9 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Y dược cổ truyền, bao gồm:
Bãi bỏ 05 thủ tục hành chính cấp Trung ương trong lĩnh vực Y dược cổ truyền
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu.
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu.
- Thủ tục bổ sung phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu
- Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu dược liệu.
Bãi bỏ 04 thủ tục hành chính cấp địa phương trong lĩnh vực Y dược cổ truyền
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán buôn dược liệu.
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ dược liệu.
- Thủ tục bổ sung phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán buôn dược liệu.
- Thủ tục bổ sung phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ dược liệu.
Bộ Y tế công bố 9 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Y dược cổ truyền là những thủ tục nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ y tế về y, dược cổ truyền như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 95/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về y, dược cổ truyền:
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định chuyên môn, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực y, dược cổ truyền;
b) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách thực hiện việc kế thừa, bảo tồn, phát triển, hiện đại hóa y, dược cổ truyền và kết hợp y, dược cổ truyền với y, dược hiện đại;
c) Xây dựng, ban hành danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát; phát triển vùng nuôi trồng dược liệu và tổ chức triển khai các biện pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn dược liệu;
d) Cấp lần đầu, cấp điều chỉnh, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác (trừ thuộc Bộ Quốc phòng), người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền tại Việt Nam; cấp lần đầu, cấp điều chỉnh, cấp lại và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền thuộc Bộ Y tế, bệnh viện y học cổ truyền tư nhân hoặc bệnh viện y học cổ truyền thuộc các bộ khác (trừ thuộc Bộ Quốc phòng) theo quy định của pháp luật;
đ) Cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung, thu hồi giấy đăng ký lưu hành dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật; cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung và thu hồi: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền; giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu (GACP) theo quy định của pháp luật;
e) Cấp, cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; giấy xác nhận nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền và điều chỉnh nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về y, dược cổ truyền, kết hợp y, dược cổ truyền với y, dược hiện đại.
Theo đó, Bộ y tế có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định trên về y, dược cổ truyền.
Quyền và trách nhiệm của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền
1. Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
c) Mua dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền để bán lẻ;
d) Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.
2. Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Không được bán thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang.
Theo đó, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền có quyền và trách nhiệm theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?