Bộ Y tế chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm theo Công văn 2487/BYT-ATTP 2024 như thế nào?
- Bộ Y tế chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm theo Công văn 2487/BYT-ATTP như thế nào?
- Trách nhiệm của Bộ Y tế trong tình hình mới về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tình hình mới về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Bộ Y tế chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm theo Công văn 2487/BYT-ATTP như thế nào?
Ngày 11/5/2024, Bộ Y Tế ban hành Công văn 2487/BYT-ATTP năm 2024 hướng dẫn ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Theo đó, tại Công văn 2487/BYT-ATTP năm 2024 Bộ Y Tế chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm như sau:
- Tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (tình hình kinh tế - xã hội, tình hình dịch bệnh).
Trong đó yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; nhấn mạnh nội dung Người đứng đầu các cấp phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch , bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố…
Chú ý kết hợp các hình thức, phương tiện truyền thông kỹ thuật số, phối hợp với các báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương. Đối với nội dung tuyên truyền về kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm cần chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản đảm bảo an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường; không nên tự đóng gói kín các thực phẩm trong điều kiện không đông đá tạo điều kiện cho vi khuẩn hiếm khí phát triển, ví dụ như Clostridium botulinum.
- Huy động sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng, các tә chức, đoàn thể xã hội cùng chung tay, góp sức vì thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn. Vận động, tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; đồng thời phê phán hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, gây nguy hại đối với sức khỏe con người.
- Tăng cường công tác liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm; trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình.
Chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý. Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm ( thuộc đối tượng phải cấp). Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng ngành Công Thương, Nông nghiệp tә chức thực hiện công tác giám sát, phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định.
- Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch, phương án, lực lượng, thuốc và trang thiết bị để triển khai hiệu quả các biện pháp điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm; cấp cứu, điều trị kịp thời và bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên môn trong việc khám, cấp cứu và điều trị, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.
Hướng dẫn ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm như thế nào theo Công văn 2487/BYT-ATTP do Bộ Y Tế ban hành? (Hình từ internet)
Trách nhiệm của Bộ Y tế trong tình hình mới về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Theo Mục 2 Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2020 thì trách nhiệm của Bộ Y tế trong tình hình mới về an toàn thực phẩm được quy định như sau:
- Chủ trì, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Đẩy mạnh việc kiểm tra công tác quản lý an toàn thực phẩm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định.
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tình hình mới về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Theo Mục 3 Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2020 thì trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tình hình mới về an toàn thực phẩm được quy định như sau:
- Chỉ đạo các địa phương thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chuỗi, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn;
- Tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?