Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Ngày 16 tháng 10 năm 2023, Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định 3442/QĐ-SGDĐT năm 2023 về Bộ tiêu chí Trường học Hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Theo đó, bố cục bộ tiêu chí trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Bộ tiêu chí gồm 18 tiêu chí, với 03 nhóm tiêu chuẩn, cụ thể:
- Nhóm tiêu chuẩn về Con người: gồm 06 tiêu chí;
- Nhóm tiêu chuẩn về Dạy học và hoạt động giáo dục: gồm 08 tiêu chí;
- Nhóm tiêu chuẩn về Môi trường: gồm 04 tiêu chí.
Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Nội dung bộ tiêu chí trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định 3442/QĐ-SGDĐT năm 2023 có nêu rõ nội dung bộ tiêu chí trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
A. Tiêu chuẩn về Con người
Tiêu chí 1 | Tình bạn và mối quan hệ tích cực trong nhà trường dựa trên nền tảng tin tưởng, tôn trọng, bao dung, công bằng. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Hướng dẫn, khuyến khích học sinh xây dựng tình bạn đẹp. - Chăm lo tới từng học sinh, không thiên vị, định kiến, giúp cho mỗi học sinh đều tiến bộ mỗi ngày. - Phát huy giá trị khoan dung trong mối quan hệ giữa thầy - cô với học sinh, giữa học sinh với học sinh. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □Tốt |
Tiêu chí 2 | Cán bộ, giáo viên, nhân viên lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng, chia sẻ, hỗ trợ với đồng nghiệp và học sinh; tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phát huy đạo đức nhà giáo. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Trong mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp, phát huy tinh thần lắng nghe tích cực và phản hồi mang tính xây dựng, chia sẻ để giúp nhau cùng tiến bộ. - Giáo viên tích cực lắng nghe, thể hiện sự đồng cảm, phản hồi mang tính xây dựng trong quá trình giáo dục. Tôn trọng sự khác biệt của các cá nhân trong nhà trường. - Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn trường; phát huy đạo đức nhà giáo trong bối cảnh mới. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 3 | Tinh thần dân chủ được đảm bảo; tôn trọng sự đa dạng và khác biệt về văn hoá, tôn giáo, giới tính, bản dạng giới, xu hướng tính dục hay các khó khăn, khuyết tật về thể chất và học tập. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở. - Không kì thị, phân biệt, tôn trọng sự khác biệt của cá nhân trong nhà trường. - Đảm bảo sự hoà nhập, bình đẳng cho mọi học sinh có các khó khăn, khuyết tật về thể chất và học tập. - Tổ chức các hoạt động tình nguyện, văn hóa, thể thao, nghệ thuật để học sinh, giáo viên có cơ hội giao lưu, hỗ trợ và chia sẻ với nhau và với những người xung quanh. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 4 | Những giá trị, thái độ tích cực như: chính trực, tận tâm, lòng biết ơn, hợp tác, thấu cảm, sáng tạo, tự tin và những hành vi tích cực được khuyến khích. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Đề cao các giá trị chính trực, tận tâm, hợp tác, thấu cảm, sáng tạo, tự tin trong các mối quan hệ trong nhà trường. - Thường xuyên thực hành lòng biết ơn trong nhà trường một cách phù hợp. - Khuyến khích các hành vi tích cực trong văn hoá ứng xử trong môi trường học đường. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 5 | Sự khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần của giáo viên, nhân viên, học sinh thông qua việc đảm bảo điều kiện làm việc, tôn vinh, ghi nhận vai trò của của giáo viên, nhân viên, học sinh. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Đảm bảo sự an toàn trường học, chăm sóc sức khoẻ thể chất đầy đủ cho giáo viên, nhân viên, học sinh. - Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên theo hướng khoa học, hiện đại; ghi nhận và tôn vinh vai trò của giáo viên, nhân viên một cách xứng đáng. - Đảm bảo chính sách về lương và các khoản thu nhập khác của giáo viên, nhân viên hợp lí, phù hợp với chuyên môn và công việc được giao. - Chăm sóc sức khoẻ tinh thần toàn diện thông qua tổ chức hoạt động tham vấn học đường, hướng dẫn kỹ năng quản lí sự căng thẳng, giải quyết vấn đề,… * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 6 | Năng lực và kỹ năng của giáo viên được thể hiện; phát huy được các phương pháp dạy học mới, sáng tạo * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo trong hoạt động giáo dục, dạy học của giáo viên. - Phát huy các phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Thầy cô học tập không ngừng để đổi mới, sáng tạo, nuôi dưỡng đam mê với công việc và vì sự nghiệp giáo dục của bản thân. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
B. Tiêu chuẩn về dạy học và hoạt động giáo dục
Tiêu chí 7 | Giao nhiệm vụ học tập hợp lý và công bằng; chú trọng dạy học phát huy phẩm chất và năng lực người học; đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá, coi trọng sự tiến bộ của học sinh, tránh gây áp lực quá mức và đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các học sinh với nhau. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Nội dung giáo viên truyền đạt phù hợp với mục tiêu học tập và mang lại giá trị thực tiễn cho học sinh. - Kết hợp kiểm tra, đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ; chú trọng đến sự tiến bộ của học sinh; hạn chế các hình thức kiểm tra, đánh giá gây áp lực không cần thiết về tinh thần đối với người học. - Đảm bảo dạy học phát huy phẩm chất, năng lực người học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 8 | Các môn học và hoạt động giáo dục được áp dụng các phương pháp tích cực, phát huy tinh thần làm việc nhóm và hợp tác; người học được thể hiện sự sáng tạo và gắn kết với nhau, coi những lỗi sai như một phần của quá trình học; dạy và khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, tư duy phản biện. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Phát huy tinh thần làm việc nhóm và hợp tác trong các hoạt động giáo dục, dạy học ở nhà trường. - Chấp nhận, xem lỗi sai của người học như một phần của quá trình dạy học để hướng dẫn học sinh ngày càng tiến bộ. - Trong dạy học, khuyến khích học sinh trao đổi, đặt câu hỏi và phản biện; tạo động lực để học sinh phát huy tính sáng tạo. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 9 | Học sinh có được ý thức về thành tích và thành tựu, không chỉ ở điểm số cao mà nhiều hơn là sự công nhận, khuyến khích, động viên từ giáo viên, cha mẹ và nhà trường; vinh danh những gương học sinh điển hình trong quá trình học tập, rèn luyện. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Ghi nhận sự tiến bộ của học sinh trong quá trình dạy học ở các mặt khác nhau, không chỉ ở điểm số. - Xây dựng mối quan hệ tích cực giữa gia đình và nhà trường, ghi nhận sự tiến bộ của học sinh một cách phù hợp với từng cá thể. - Thường xuyên khuyến khích, động viên, ghi nhận học sinh tích cực, điển hình một cách đa dạng, hiệu quả. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 10 | Nội dung học tập bổ ích, lôi cuốn, mang tính ứng dụng cao, gắn với thực tiễn. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Thay đổi phương pháp để thực hiện mục tiêu giáo dục vì học sinh và dạy học sinh làm người tử tế. - Kỹ thuật dạy học tích cực để truyền cảm hứng học tập, đổi mới sáng tạo cho học sinh. - Khuyến khích học sinh sáng tạo. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 11 | Các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá và các sự kiện ở trường được tổ chức hiệu quả. Xây dựng các câu lạc bộ đội nhóm, sân chơi, hoạt động phong trào, nghiên cứu khoa học. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Các hoạt động luôn hướng đến hạnh phúc của học sinh và cha mẹ học sinh. - Trải nghiệm gắn với năng lực của học sinh; giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp trong tương lai. - Hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa an toàn, giúp học sinh có được kỹ năng tồn tại, kỹ năng sống. - Tổ chức các sự kiện của nhà trường để khuyến khích ý thức tập thể, xây dựng các câu lạc bộ truyền thống mang những nét đặc sắc. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 12 | Triển khai các chương trình sức khỏe học đường, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường thể lực cho học sinh. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Chú trọng bữa ăn học đường cân bằng dinh dưỡng; phối hợp với gia đình để học sinh có được chế độ dinh dưỡng hợp lý. - Thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao để giáo viên, học sinh rèn luyện thể lực. - Mỗi học sinh biết chơi một môn thể thao. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 13 | Quan tâm đến sức khỏe tâm thần, quản lý căng thẳng thông qua công tác tham vấn tâm lý học đường, công tác xã hội trường học; đưa nội dung chương trình giáo dục cảm xúc, xã hội, đạo đức (SEE), năng lực cảm xúc, xã hội, học tập (SEL) và sự chú tâm, lòng biết ơn vào giảng dạy. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Giáo viên ghi chép nhận xét về lỗi của học sinh vào sổ nhật ký (hành vi cư xử, quá trình tiếp thu,…) để nắm bắt và chuyển hóa học sinh, tạo mối quan hệ đồng cảm, thấu hiểu. - Phòng tư vấn tâm lý được khai thác hiệu quả, công tác tư vấn tâm lý được bảo mật. - Thiết lập hệ thống tư vấn, hướng nghiệp và giải quyết vấn đề cho học sinh, giáo viên và phụ huynh để giúp họ đối phó với những khó khăn, áp lực và thách thức trong cuộc sống. - Giúp học sinh học được cách làm chủ bản thân, làm chủ các mối quan hệ và biết cách đưa ra quyết định có trách nhiệm. - Các em sẽ học được cách nhận thức giá trị của bản thân, biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình, có khả năng tự nhận thức đúng đắn và tin vào năng lực của bản thân. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 14 | Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số trong quản lý và dạy học. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu học tập của học sinh, đưa ra gợi ý cá nhân hóa, cải thiện chất lượng giảng dạy và hỗ trợ quá trình học tập cho học sinh. - Ứng dụng công nghệ vào giáo dục, giúp học sinh trải nghiệm môi trường học tập trên nền tảng số, tương tác và gần gũi hơn với thực tế. - Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Lựa chọn nội dung và tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên đề kỹ năng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh. Nội dung bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tiễn về triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong nhà trường. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
C. Tiêu chuẩn về môi trường
Tiêu chí 15 | Môi trường học tập thân thiện, an toàn, không có bạo lực, bắt nạt, kể cả bắt nạt trực tuyến. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. - Tổ chức các hoạt động tình nguyện mang tính hướng thiện và giáo dục nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp nhất. - Giáo dục, định hướng cho giáo viên, học sinh về internet an toàn. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 16 | Kỷ luật tích cực được áp dụng trong nhà trường. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Học bạ là sự ghi nhận suốt hành trình học tập và theo suốt hành trình về sau của mỗi con người, vì thế cần ghi nhận mặt ưu điểm còn nhược điểm, khuyết điểm chỉ là một phần của thời học sinh; khi đánh giá khuyết điểm cần xem xét cả quá trình theo dõi sau khi đã phối hợp gia đình hỗ trợ học sinh; xem xét kĩ câu chữ khi nhận xét vào học bạ của học sinh. - Nhà trường lưu giữ hồ sơ liên quan đến kỉ luật học sinh theo quy định. Không ghi hình thức kỉ luật vào học bạ của học sinh. - Vinh danh, khen thưởng học sinh, tập thể lớp như là sự khích lệ động viên những hành vi tốt, những tiến bộ tích cực. - Có hệ thống phản hồi và ghi nhận thành tích/ kết quả của học sinh một cách công bằng, khách quan và kịp thời để khuyến khích học sinh tiếp tục cố gắng và phấn đấu. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 17 | Trường học đạt tiêu chuẩn về trường học xanh. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Xây dựng trường học xanh - sạch - an toàn (không khí sạch, nước sạch, không gian xanh, giảm rác thải hiệu quả). - Khu vệ sinh bố trí hợp lý theo từng khối chức năng và đáp ứng yêu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh. - Nhà trường phải đảm bảo nhà vệ sinh sạch đẹp, không làm ô nhiễm môi trường. - Tạo môi trường tích cực thuận lợi cho việc học tập đồng thời thực hành tiết kiệm năng lượng, tài nguyên môi trường trong mọi hoạt động, bao gồm cả việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Tiêu chí 18 | Tầm nhìn và công tác Lãnh đạo của nhà trường hướng đến những ưu tiên xây dựng Trường học hạnh phúc. * Gợi ý các nội dung thực hiện tiêu chí: - Hiệu trưởng, lãnh đạo cơ sở giáo dục xây dựng Tầm nhìn, chiến lược phát triển của nhà trường theo hướng phát triển toàn diện cho giáo viên và học sinh. - Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý và tạo thêm nhiều giá trị cho cộng đồng, xã hội và môi trường giáo dục. - Tình yêu thương là cấp độ cao nhất của quan hệ lãnh đạo. - Hiệu trưởng nhà trường nghiên cứu các tiêu chí trong Bộ Tiêu chí Trường học hạnh phúc để xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, cụ thể phù hợp tình hình thực tế tại đơn vị. Đảm bảo việc xây dựng Trường học hạnh phúc tại đơn vị đi vào thực chất, không mang tính hình thức. * Tự đánh giá: □ Cần cải thiện □ Khá □ Tốt |
Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 chính thức tại TP. Hồ Chí Minh?
Tại Quyết định 3260/QĐ-UBND năm 2023 về kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn có nêu rõ khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 chính thức tại TP. Hồ Chí Minh như sau:
Lịch tựu trường tại TP. Hồ Chí Minh
- Bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT và giáo dục thường xuyên tựu trường vào ngày 28/8.
- Riêng đối với học sinh lớp 1 tựu trường vào ngày 21/8.
- Tất cả bậc học sẽ đồng loạt khai giảng vào ngày 5/9
Thời gian bế giảng năm học 2023 -2024
- Bế giảng năm học từ ngày 26 đến 31/5/2024.
Tuần thực học
- Học kỳ 1 diễn ra từ ngày 5/9/2023 đến ngày 13/1/2024 với 18 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác.
- Học kỳ 2 diễn ra từ ngày 15/1/2024 đến ngày 25/5/2024. Học sinh có 17 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác.
- Riêng đối với hệ giáo dục thường xuyên, lớp 6, 7, 8, 10, 11 có 18 tuần thực học; lớp 9 và 12 có 16 tuần thực học trong học kỳ 1, thời gian còn lại cho các hoạt động khác.
Trong học kỳ 2, các lớp 6, 7, 8, 10, 11 hệ giáo dục thường xuyên có 17 tuần thực học, lớp 9 và 12 có 16 tuần thực học, thời gian còn lại cho các hoạt động khác.
Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2024
- Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn từ ngày 5/2/2024 (tức 26 tháng Chạp âm lịch) đến hết ngày 18/2/2024 (tức mùng 9 tháng Giêng âm lịch).
- Tết Nguyên đán 2023 học sinh TP.HCM được nghỉ 12 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?