Bộ tiêu chí nhận diện các dạng “báo hoá” tạp chí, 'báo hoá' trang thông tin điện tử, mạng xã hội năm 2022?

Tôi muốn hỏi quy định về tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biển hiện “tư nhân hoá” báo chí theo quy định của pháp luật hiện hành. Cảm ơn ban tư vấn rất nhiều.

Quy định về nhận diện "báo hóa" tạp chí?

Đối với quy định về nhận diện "báo hóa" tap chí thì tại Mục II Tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 về bộ tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí quy định cụ thể như sau:

Về hình thức:

- Mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm, mẫu trình bày giao diện trang chủ không ghi hoặc ghi “tạp chí” rất nhỏ gây khó khăn trong việc nhận biết hoặc gây hiểu nhầm cho bạn đọc.

- Chuyên trang nhưng mẫu trình bày giao diện trang chủ không ghi “chuyên trang”, không ghi thuộc tạp chí hoặc chỉ ghi tên cơ quan chủ quản gây hiểu nhầm là cơ quan báo chí độc lập trực thuộc trực tiếp cơ quan chủ quản.

- Tên các chuyên mục không thể hiện tính chất chuyên sâu, chuyên ngành mà sử dụng các từ ngữ có nội hàm rộng mang tính chất loại hình báo, cụ thể như: Bản tin hằng ngày, bản tin, bản tin truyền hình, tin nóng, tin hot, đời sống...

- Thiết lập tài khoản, trang, kênh trên các nền tảng mạng xã hội với tên gọi là báo, truyền hình dễ gây hiểu nhầm.

Về nội dung:

- Không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép. Phản ánh vấn đề, nội dung không thuộc lĩnh vực tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép (VD: Tạp chí thuộc lĩnh vực môi trường phản ánh về đấu thầu trong lĩnh vực giáo dục, tạp chí thuộc lĩnh vực sức khoẻ, y tế phản ánh về trật tự xây dựng).

- Tạp chí khoa học nhưng có tỷ lệ thông tin phản ánh sự kiện, vụ việc sự vụ nhiều hơn, chênh lệch so với thông tin khoa học, lý luận, thông tin chuyên ngành.

Về hoạt động tác nghiệp:

- Tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học nhưng cứ phóng viên, nhà báo tác nghiệp hoặc yêu cầu cung cấp thông tin ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích thể hiện như: Điều tra theo đơn thư bạn đọc không phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích; tập trung khai thác những vụ việc nhằm mục đích ép ký hợp đồng tuyên truyền, quảng cáo để trục lợi.

- Cấp giấy giới thiệu không ghi cụ thể nơi đến làm việc; yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu như cơ quan thanh tra, điều tra; gây sức ép bằng cách liên tục điện thoại, nhắn tin gây phiền hà.

- Tác nghiệp thành nhóm không liên hệ trước; chỉ 01 phóng viên liên hệ nhưng khi đến làm việc là cả nhóm phóng viên thuộc nhiều tạp chí.

Về cơ cấu, tổ chức:

- Tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành mở nhiều văn phòng đại diện, có nhiều phóng viên thường trú, cộng tác viên không tương xứng với quy mô hoạt động.

- Tạp chí sử dụng số lượng nhân sự không tương xứng quy mô hoạt động, tính chất của tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học.

Quy định về tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí,  “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biển hiện “tư nhân hoá” báo chí?

Bộ tiêu chí nhận diện các dạng “báo hoá” tạp chí, "báo hoá" trang thông tin điện tử, mạng xã hội năm 2022?

Quy định về nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội?

Đối với quy định về nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội thì tại Mục III Tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 về bộ tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí quy định cụ thể như sau:

Về hình thức:

Trình bày thể hiện gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí.

- Tên miền sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, Tạp chí, Tin, Tin tức, News, Times, Online, Daily....

- Cách trình bày giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp không ghi rõ là trang thông tin điện tử, mạng xã hội, chỉ ghi là cơ quan, tiếng nói, diễn đàn...

- Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp trình bày, thể hiện gần giống như nhận diện của sản phẩm báo chí (màu sắc, vị trí tên gọi...).

- Bố trí giao diện trang chủ của mạng xã hội thành các chuyên mục: Chính trị, xã hội, đời sống, văn hóa, giải trí... và đăng tải, tổng hợp các bài báo, hiển thị nội dung bài viết, tiêu đề, nội dung, chú thích ảnh, video-clip... như một tờ báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp.

- Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp ghi thông tin: Toà soạn, Văn phòng đại diện, Ban phóng viên... như cơ quan báo chí, mục “Người trách nhiệm nội dung” ghi họ tên kèm thêm từ “nhà báo”, “phóng viên”.

Về nội dung:

- Tổng hợp tin bài từ các cơ quan báo chí theo ý đồ riêng, nghiêng về các thông tin tiêu cực, giật gân; tự tổng hợp tin tức từ các cơ quan báo chí thành bài viết và ghi thông tin Tổng hợp (PV).

- Mạng xã hội không có người dùng tương tác, chia sẻ thông tin; đăng bài viết của thành viên quản trị với cách viết gây hiểu nhầm là các bài báo.

Về kỹ thuật:

- Tự sản xuất tin bài như báo chí rồi chuyển cho cơ quan báo chí phát hành trên mạng, sau đó trang thông tin điện tử tổng hợp đăng tải lại ngay để hợp thức hóa nguồn tin.

- Tin bài đăng trên trang thông tin điện tử trước khi đăng trên sản phẩm báo chí ghi là nguồn tin, bài.

- Mạng xã hội tự sản xuất tin bài như cơ quan báo chí nhưng đăng dưới dạng người dùng đăng tải (một trang không quá 20 tài khoản đăng tải).

Về hoạt động:

Cử nhân viên tới cơ quan, đơn vị để thu thập tin tức, tài liệu để viết bài, sản xuất sản phẩm truyền thông như phóng viên, nhà báo tác nghiệp.

Về nhân sự:

- Người chịu trách nhiệm nội dung, nhân sự trang thông tin điện tử tổng hợp đồng thời là phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí.

- Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có số lượng nhân sự lớn, ký hợp đồng làm phóng viên.

Quy định về biểu hiện "tư nhân hóa" trong hoạt động liên kết báo chí?

Đối với quy định về việc biểu hiện "tư nhân hóa" trong hoạt động liên kết báo chí thì tại Mục IV Tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 về bộ tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí quy định cụ thể như sau:

Cơ quan báo chí giao chuyên trang, chuyên mục, chương trình, kênh chương trình cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động, thực hiện liên doanh liên kết theo hướng người đứng đầu cơ quan báo chí buông lỏng quản lý, uỷ quyền, chuyển giao quyền quản lý, điều hành, quyết định một phần hoặc toàn bộ nội dung chuyên trang, chuyên mục, chương trình, kênh chương trình liên kết trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích.

Đối với báo, tạp chí điện tử:

- Đơn vị liên kết có dấu hiệu được can thiệp vào hệ thống máy chủ để đăng, sửa, gỡ tin, bài.

- Hoạt động liên kết tạo lợi ích kinh tế, thương hiệu, ảnh hưởng cho phía đối tác liên kết chênh lệch nhiều hơn so với lợi ích, sự ảnh hưởng của cơ quan báo chí.

- Đối tác liên kết sử dụng cơ quan báo chí để “rửa nguồn”, “cấy nguồn” cho những tin, bài tự sản xuất để đăng tải; tin bài đăng lại của cơ quan báo chí nhưng sử dụng hình ảnh đóng dấu nhận diện thương hiệu của đối tác liên kết.

- Cơ quan báo chí cấp giấy giới thiệu cho nhân sự của đối tác liên kết để tác nghiệp báo chí.

- Nội dung tin, bài đăng tải trên các sản phẩm của cơ quan báo chí theo chủ đề, đề tài phục vụ lĩnh vực, tiêu chí của đối tác liên kết, mất cân đối về tỷ lệ thông tin, không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí.

Đối với phát thanh, truyền hình:

- Doanh nghiệp truyền thông, quảng bá chương trình, kênh chương trình liên kết với đài phát thanh, đài truyền hình ngay trong chương trình, kênh chương trình và trên các phương tiện truyền thông tạo nhận thức cho khán, thính giả đây là sản phẩm báo chí của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp đăng tải các chương trình tin tức, truyền hình do doanh nghiệp tự sản xuất trên mạng xã hội nước ngoài.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Trang thông tin điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục thiết lập trang thông tin điện tử quy định như thế nào? Quy định về cấp phép trang thông tin điện tử thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Để được cấp phép hoạt động trang thông tin điện tử, các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Chuyên trang thông tin điện tử ngành Tài chính là gì? Những ai được khai thác thông tin, dữ liệu trên chuyên trang này?
Pháp luật
Trang thông tin điện tử Quảng Trị có địa chỉ web là gì? Văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị có giá trị như thế nào?
Pháp luật
Được đăng tin lên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học những thông tin gì về tuyển sinh đại học hệ chính quy?
Pháp luật
Quy định về thù lao của Biên tập viên cho Trang thông tin điện tử được trả như thế nào? Công việc của Biên tập viên Trang thông tin điện tử là gì?
Pháp luật
Trường hợp cá nhân muốn lập trang Website cá nhân để bán hàng online có được không? Trang thông tin điện tử cá nhân có phải xin cấp phép gì không?
Pháp luật
Trang web của công ty chỉ giới thiệu các hoạt động của công ty (KHÔNG kinh doanh qua mạng) thì phải đăng ký thiết lập trang thông tin điện tử của công ty với cơ quan nhà nước không?
Pháp luật
Cách kiểm tra website có phải trang lừa đảo hay không như thế nào? Mức phạt cho hành vi giả mạo trang web là bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm công bố các trang thông tin điện tử có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trang thông tin điện tử
2,422 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trang thông tin điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào