Bộ Tài chính công bố Danh mục 101 thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa?
- Danh mục 101 thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa?
- Nhiệm vụ của bộ phận một cửa là gì?
- Cơ quan nào có trách nhiệm công bố quy trình nội bộ giải quyết đối với những thủ tục hành chính thuộc Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa?
- Cơ quan nào thực hiện xây dựng quy trình điện tử đối với các thủ tục hành chính thuộc Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa?
Danh mục 101 thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa?
Ngày 04/01/2023, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 07/QĐ-BTC năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa của Bộ Tài chính.
Trong đó, danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 07/QĐ-BTC năm 2023 gồm có:
- 01 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tin học
- 04 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Quản lý nợ;
- 43 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Bảo hiểm;
- 24 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán;
- 03 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp;
- 02 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Giá;
- 10 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Công sản;
- 14 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tài chính ngân hàng.
Danh mục được thể hiện dưới dạng sau:
Xem toàn bộ Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa tại đây.
Bộ Tài chính công bố Danh mục 101 thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa?
Nhiệm vụ của bộ phận một cửa là gì?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 61/2018/NĐ-CP định nghĩa về cơ chế một cửa và bộ phận một cửa như sau:
- Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa
- Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 61/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 4 ĐIều 1 Nghị định 107/2021/NĐ-CP) quy định nhiệm vụ của Bộ phận một cửa như sau:
- Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; các nội dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định này;
Hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằng phương tiện điện tử;
- Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận, số hóa hồ sơ thủ tục hành chính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc ủy quyền cho công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa giải quyết; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan khác có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
- Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân;
- Bố trí trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 13 Nghị định này và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết về pháp lý, thanh toán phí, lệ phí, nộp thuế, phiên dịch tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc (nếu cần), sao chụp, in ấn tài liệu và các dịch vụ cần thiết khác khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có trách nhiệm công bố quy trình nội bộ giải quyết đối với những thủ tục hành chính thuộc Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định 07/QĐ-BTC năm 2023 về nội dung này như sau:
Cục Tin học & Thống kê Tài chính; Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; Cục Quản lý Công sản; Cục Quản lý Giá; Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại; Cục Quản lý, giám sát Kế toán, Kiểm toán; Cục Quản lý Công sản; Cục Tài chính doanh nghiệp và Vụ Tài chính ngân hàng có trách nhiệm công bố quy trình nội bộ giải quyết từng thủ tục hành chính theo phạm vi quản lý đối với danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định này.
Như vậy, những cơ quan sau có trách nhiệm công bố quy trình nội bộ giải từng thủ tục hành chính theo phạm vi quản lý đối với danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 07/QĐ-BTC năm 2023 như sau:
- Cục Tin học & Thống kê Tài chính
- Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm;
- Cục Quản lý Công sản;
- Cục Quản lý Giá;
- Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại;
- Cục Quản lý, giám sát Kế toán, Kiểm toán;
- Cục Quản lý Công sản;
- Cục Tài chính doanh nghiệp
- Vụ Tài chính ngân hàng
Cơ quan nào thực hiện xây dựng quy trình điện tử đối với các thủ tục hành chính thuộc Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 07/QĐ-BTC năm 2023 quy định như sau:
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; Cục Quản lý Công sản; Cục Quản lý Giá; Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại; Cục Quản lý, giám sát Kế toán, Kiểm toán; Cục Quản lý Công sản; Cục Tài chính doanh nghiệp và Vụ Tài chính ngân hàng chủ trì phối hợp với Cục Tin học & Thống kê Tài chính xây dựng quy trình điện tử từng thủ tục hành chính theo phạm vi quản lý đối với danh mục thủ tục hành chính để thực hiện tích hợp trên Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của Bộ Tài chính.
Như vậy, những cơ quan sau đây có trách nhiệm phối hợp với Cục Tin học & Thống kê Tài chính xây dựng quy trình điện tử từng thủ tục hành chính để thực hiện tích hợp trên Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của Bộ Tài chính gồm:
- Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm;
- Cục Quản lý Công sản;
- Cục Quản lý Giá;
- Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại;
- Cục Quản lý, giám sát Kế toán, Kiểm toán;
- Cục Quản lý Công sản;
- Cục Tài chính doanh nghiệp
- Vụ Tài chính ngân hàng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?