Bộ đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 2025? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
Bộ đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 2025 (ôn tập)?
Dưới đây là bộ đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 2025 (ôn tập) cho bạn đọc tham khảo.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC: 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm) 1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu. 2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm) Lòng yêu nước Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu. Người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh, vào lúc ấy, đời sống thấy đầy đủ và phong phú thay, vào lúc ấy, thời gian dường như không trôi đi nữa. Chỉ có tiếng ong bay khẽ xua động cái yên lặng trọng thể. Người xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực và nỗi vui bất chợt của một dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê, những lời thân ái giản dị và những tiếng cuối cùng của câu chào tạm biệt vọng lại. Người ở thành Lê-nin-grát bị sương mù quê hương ám ảnh, nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Người Mát-xcơ-va nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Krem-li, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai. Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả, lòng yêu nước ban đầu được hình thành từ đâu? A. Những cảnh đẹp nổi tiếng. B. Những điều giản dị như cây cối, phố nhỏ, và hương vị trái cây. C. Những bài học lịch sử về quê hương. D. Những chiến công trong chiến tranh. Câu 2 (0,5 điểm). Người dân xứ U-crai-na thường nhớ điều gì về quê hương? A. Dòng sông Nê-va rộng lớn. B. Khí trời mát lạnh của núi cao. C. Bóng thùy dương tư lự và cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh. D. Những con phố cũ chạy ngoằn ngoèo. Câu 3 (0,5 điểm). Trong bài, điện Krem-li được nhắc đến như biểu tượng của điều gì? A. Một thành phố hiện đại. B. Dấu hiệu vinh quang và ánh sao đỏ của ngày mai. C. Một công trình kiến trúc cổ. D. Một niềm tự hào lịch sử. Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao người Lê-nin-grát nhớ đến dòng sông Nê-va? A. Vì dòng sông Nê-va rộng lớn và tượng trưng cho sự đường bệ của nước Nga. B. Vì dòng sông này là nơi họ sinh ra và lớn lên. C. Vì dòng sông có những con thuyền tấp nập. D. Vì dòng sông này chảy qua những cánh đồng rộng lớn. Câu 5 (0,5 điểm). Tại sao thời gian “dường như không trôi đi nữa” trong ký ức của người xứ U-crai-na? A. Vì họ đang thưởng thức sự yên tĩnh trọng thể của trưa hè. B. Vì họ chìm trong nỗi nhớ quê hương. C. Vì họ không muốn rời xa quê hương. D. Vì thời gian không quan trọng với họ. Câu 6 (0,5 điểm). Ý nghĩa chính của bài đọc là gì? A. Mỗi người dân đều yêu quý quê hương mình vì những vẻ đẹp độc đáo riêng. B. Quê hương Xô Viết là nơi có nhiều cảnh đẹp nhất thế giới. C. Lịch sử và truyền thống là yếu tố chính để khơi dậy lòng yêu nước. D. Lòng yêu nước chỉ thể hiện khi đất nước lâm nguy. Luyện từ và câu: (4,0 điểm) Câu 7 (2,0 điểm). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn: a) Học sinh lớp 5A đang tập trung học bài. ______ chăm chú đọc sách, ghi chép cẩn thận từng câu, từng chữ. b) Minh rất yêu thích bóng đá. Vì vậy, ______ thường tham gia các trận bóng của trường tổ chức. c) Chúng em vừa học bài, vừa chuẩn bị cho ngày hội sắp tới. Công việc tuy vất vả nhưng ______ rất vui. d) Chiếc áo này là món quà sinh nhật của mẹ tặng tôi. _________ rất vừa vặn và đẹp. Câu 8 (2,0 điểm) Điền từ ngữ nối thích hợp vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn và nêu tác dụng của các từ đó: a) Cả lớp rất yêu quý cô giáo chủ nhiệm. ______, cô luôn tận tâm dạy dỗ và chăm sóc chúng em. b) Sáng nay trời mưa to, ______ buổi dã ngoại của chúng em phải hoãn lại. c) Lan là học sinh giỏi toàn diện. ______, bạn ấy còn rất nhiệt tình giúp đỡ bạn bè. d) Các bác nông dân đang gặt lúa. ______, trẻ em trong làng cùng nhau chơi đùa vui vẻ. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm) Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Bài ca Trái Đất” (SGK TV5, Chân trời sáng tạo – trang 90) Từ đầu cho đến “cho Trái Đất quay!”. Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình về bài thơ đã nghe, đã đọc về tình yêu quê hương, đất nước. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU NĂM HỌC: 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm) 1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu. 2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm) Cây chuối mẹ Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy. Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn. Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè dập một hay hai đứa con đứng sát nách nó? Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào. (Theo Phạm Đình Ân) Câu 1 (0,5 điểm). Hình ảnh nào được dùng để miêu tả cây chuối con lúc ban đầu? A. Thân bằng cột hiên B. Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác C. Các tàu lá ngả ra như những cái quạt lớn D. Cổ cây mập tròn Câu 2 (0,5 điểm). Điều gì cho thấy cây chuối đã "thành mẹ"? A. Thân cây to bằng cột hiên B. Các tàu lá ngả ra mọi phía C. Có dăm cây chuối bé xíu mọc xung quanh D. Hoa chuối ngoi lên đến ngọn Câu 3 (0,5 điểm). Hoa chuối được ví von như thế nào trong bài đọc trên? A. Như ngọn lửa nhỏ. B. Như một mầm lửa non. C. Như ngọn đuốc. D. Như ánh nắng. Câu 4 (0,5 điểm). Cây chuối mẹ đã làm gì để bảo vệ con của mình? A. Đuổi những con vật khác ra xa. B. Che chắn cho con khỏi nắng mưa. C. Ngả hoa sang một bên để tránh đè lên con. D. Dành hết thức ăn cho con. Câu 5 (0,5 điểm). Từ nào được sử dụng để miêu tả sự trưởng thành của cây chuối mẹ? A. Nhỏ bé. B. Xanh lơ. C. Đĩnh đạc. D. Lấp ló. Câu 6 (0,5 điểm). Bài văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc? A. Cây chuối rất quan trọng đối với cuộc sống con người. B. Cần chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên. C. Cây cối có khả năng sinh sôi, nảy nở. D. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 7 (2,0 điểm). Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi. Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trắng đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng. a. Từ trông được lặp lại mấy lần? .................................................................................................................... b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì? .................................................................................................................... Câu 8 (2,0 điểm). Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây nói về ai? Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng gì? Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng dương cầm da diết của người thiếu nữ mù, Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm) Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Trăng ơi … từ đâu đến” ( SGK TV5, Cánh diều – Trang 86) Từ đầu cho đến… Bạn nào đá lên trời. Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp trên quê hương em hoặc nơi em ở. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC: 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm) 1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu. 2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm) Con đường Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc! (Theo Hà Thu) Câu 1 (0,5 điểm). Theo bài đọc, con đường thấy thú vị nhất vào buổi sáng ở điều gì? A. Tiếng chân của học sinh. B. Tiếng chân của hội người cao tuổi tập thể dục. C. Tiếng chân của công nhân. D. Tiếng chân của người đi chợ. Câu 2 (0,5 điểm). Thời khắc nào được con đường cho là căng thẳng nhất trong ngày? A. Buổi tối. B. Buổi chiều. C. Buổi sáng giờ đi học, đi làm. D. Lúc nửa đêm. Câu 3 (0,5 điểm). Điều gì khiến con đường cảm thấy mình "vẫn còn có ích"? A. Được quét dọn sạch sẽ hàng ngày. B. Được công nhân chăm sóc vào mỗi tối. C. Được người cao tuổi đi qua và mỗi buổi sáng. D. Được ngắm đám trẻ chạy nhảy và nâng đỡ khi chúng bị ngã. Câu 4 (0,5 điểm). Nhân vật xưng tôi trong bài là ai? A. Một con đường. B. Một bác đi tập thể dục buổi sáng. C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh. D. Một bạn học sinh. Câu 5 (0,5 điểm). Con đường trong bài văn tự nhận mình là: A. Một con đường rộng lớn, nổi tiếng. B. Một con đường nhỏ nhưng khá lớn tuổi. C. Một con đường mới được xây dựng. D. Một con đường trải nhựa phẳng lì. Câu 6 (0,5 điểm). Hành động nào của con đường thể hiện sự chuẩn bị cho một ngày mới? A. Ngắm nhìn những thiên thần bé nhỏ. B. Lắng nghe từng bước chân. C. Vươn vai ngáp dài và ngủ một chút. D. Ôm ấp những bước chân trong lòng. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 7 (2,0 điểm). Em hãy đặt hai câu ghép có kết từ “còn” và “nhưng”. Câu 8 (2,0 điểm). Có thể thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong mỗi đoạn văn, câu văn sau? a. Đề tiết kiệm nước, em cần ghi nhớ: Mở vòi nước vừa phải; Lấy nước vừa đủ dùng; Khoá vòi ngay sau khi sử dụng xong; Tái sử dụng nước hợp lí; Kêu gọi mọi người cùng thực hiện. b. Tối nay sẽ có cầu truyền hình nối ba điểm Hà Nội Huế Thành phố Hồ Chí Minh. B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm) Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Thư của bố” ( SGK TV5, Kết nối tri thức và cuộc sống – Trang 30) Từ đầu cho đến… Thư chỉ nói về nỗi nhớ với thương yêu. Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối về việc một số bạn học sinh xả rác bừa bãi nơi công cộng. |
Trên đây là tổng hợp bộ đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 2025 (ôn tập) dành cho bạn đọc tham khảo.
Bộ đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 2025? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì? (Hình từ Internet)
Những yêu cầu đánh giá đối với học sinh tiểu học?
Yêu cầu đánh giá đối với học sinh tiểu học được quy định tại Điều 4 Thông tư 27 /2020/TT-BGDĐT bao gồm:
(1) Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
(2) Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
(3) Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, xác định số lượng giáo viên còn thiếu từ năm học 2026-2027?
- Sáp nhập tỉnh Lào Cai và Yên Bái năm 2025 tên gọi dự kiến chi tiết? Hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái lấy tên là gì theo Nghị quyết 60?
- Đối tượng nào được áp dụng giảm tiền thuê đất năm 2024? Mức giảm tiền thuê đất bao nhiêu theo Nghị định 87?
- Tổng hợp mức thuế tuyệt đối được quy định tại đâu? Hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ thời điểm tính thuế là khi nào?
- Top bài hát hay về ngày lễ 30 4? Bài hát chào mừng 30 4 thống nhất đất nước? Bài hát karaoke cho ngày 30 4 1 5? 1 5 có phải ngày lễ lớn?