Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
>> Xem thêm: Toàn bộ đáp án tuần 3 cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 7/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi điện lệnh cho các đơn vị: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng."
Quyết tâm chiến lược, tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương được quán triệt đến toàn quân, toàn dân. Cả nước sôi nổi không khí ra trận.
Các quân đoàn binh chủng hợp thành cùng nhiều đơn vị công binh, pháo binh, phòng không, xe tăng, đặc công ào ạt tiến quân về chiến trường trọng điểm; vừa đi, vừa đánh địch, vừa mở đường, bắc cầu.
Ngày 6/4/1975, Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được thành lập gồm các đồng chí: Văn Tiến Dũng, Tư lệnh; Phạm Hùng, Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy; Trần Văn Trà, Phó tư lệnh Thứ nhất kiêm Tham mưu trưởng; Lê Đức Anh, Phó tư lệnh (ngày 22/4 bổ sung đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó tư lệnh, đồng chí Lê Quang Hòa, Phó chính ủy).
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua lần cuối kế hoạch Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Kế hoạch xác định cuộc tiến công sẽ diễn ra đồng thời trên 5 hướng: Tây-Bắc, Đông-Bắc, Đông, Đông-Nam, Tây và Tây-Nam; thực hiện đánh nhanh, đánh dứt điểm, tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch, bảo vệ dân, bảo vệ các cơ sở kinh tế, văn hóa trong thành phố.
Bộ Chính trị chỉ rõ: “Ta có đầy đủ điều kiện và khả năng để giành toàn thắng trong thời gian ngắn với nhịp độ nhanh.”
Cùng ngày 14/4/1975, thể theo nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn - Gia Định, Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị của Bộ tư lệnh Chiến dịch đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Tin chiến dịch được mang tên Bác Hồ đến với toàn dân, toàn quân đã tạo nên sức mạnh mới, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quân dân ta.
Như vậy, Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày 14/4/1975.
Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào? (Hình ảnh Internet)
Quy định Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về Quân đội nhân dân như sau:
- Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
- Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
- Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
- Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trình tự bầu Bộ Chính trị theo Quyết định 190-QĐ/TW như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 quy định trình tự bầu Bộ Chính trị như sau:
- Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Tổng Bí thư khoá trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị.
Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khoá trước không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.
- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị cần bầu.
- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị.
- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá trước đề cử vào Bộ Chính trị.
- Tiến hành ứng cử, đề cử.
- Họp tổ để thảo luận.
- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ Chính trị.
- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Đồng thời căn cứ tại Điều 29 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 thì đối với trường hợp bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị thì quy trình bầu sẽ thực hiện như sau:
- Bộ Chính trị báo cáo về bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị.
- Bộ Chính trị báo cáo danh sách những đồng chí được Bộ Chính trị giới thiệu để được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị.
- Tiến hành ứng cử, đề cử.
- Họp tổ để thảo luận (nếu cần).
- Bộ Chính trị tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 22 12 có phải là ngày nghỉ lễ tết của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam không? Ngày 22 12 là thứ mấy?
- NFC có trên điện thoại nào? Các dòng điện thoại Iphone, Samsung, Xiaomi, Oppo, Realme nào có hỗ trợ NFC?
- Ngày 14 tháng 12 là ngày gì đối với báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm? Tháng 12 có các ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp các mẫu báo cáo trong Đại hội Đoàn các cấp mới nhất theo quy định? Chương trình Đại hội đoàn các cấp gồm những gì?
- NFC là gì trên điện thoại? NFC sinh trắc học là gì? Điện thoại không hỗ trợ NFC thì phải làm sao?