Binh chủng đặc công là gì? Có bao nhiêu loại binh chủng đặc công trong quân đội nhân dân Việt Nam?

Binh chủng đặc công là gì? Có bao nhiêu loại binh chủng đặc công trong quân đội nhân dân Việt Nam? Thắc mắc của anh N.L ở Nghệ An.

Binh chủng đặc công là gì?

Binh chủng đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.

Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:

Trường Sĩ quan Đặc công.

Đặc công biệt động: Lữ đoàn 1 (Đoàn M1) đóng ở Hà Nội

Đặc công nước: Lữ đoàn 5 đóng ở Ninh Thuận

Đặc công bộ: Lữ đoàn 113 đóng ở Vĩnh Phúc.

Lữ đoàn 198 đóng ở Đắk Lắk

Lữ đoàn 429 đóng ở Bình Dương

Binh chủng đặc công là ai? Có bao nhiêu loại binh chủng đặc công trong quân đội nhân dân Việt Nam?

Binh chủng đặc công là ai? Có bao nhiêu loại binh chủng đặc công trong quân đội nhân dân Việt Nam? (Hình từ internet)

Có bao nhiêu loại binh chủng đặc công trong quân đội nhân dân Việt Nam?

Do quá trình tuyển chọn và đào tạo lực lượng Đặc công là cực kỳ phức tạp, đồng thời để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lực khác nhau, phù hợp với tình hình mới, bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã phân loại thành nhiều lực lượng Đặc công khác nhau để có những quy trình đào tạo đặc biệt với những nhiệm vụ đặc thù.

Theo đó, có 03 loại lực lượng binh chủng đặc công như sau:

- Lực lượng Đặc công bộ (lục quân):

Việc huấn luyện của bộ đội đặc công Việt Nam gồm 2 hạng mục: huấn luyện nhà trường và huấn luyện thực chiến. Việc huấn luyện tại trường do các sĩ quan đặc công trực tiếp đảm nhiệm.

Hiện nay, Việt Nam có 2 trường huấn luyện đặc công chính là trường sĩ quan đặc công lục quân và trường đặc công hải quân. Số học viên mỗi trường khoảng hơn 200 người. Thời gian huấn luyện từ 3 đến 6 tháng .

Sau khi kết thúc khóa huấn luyện và về với đơn vị, các tân binh phải trải qua khóa huấn luyện thực chiến hơn 200 ngày. Nội dung huấn luyện gồm: xạ kích, cài mìn, chiến đấu tay không, ngụy trang, đánh bộc phá cùng nhiều bài tập chiến đấu khác.

Sau khi kết thúc các bài huấn luyện thực chiến cơ bản, căn cứ vào từng đơn vị và nhiệm vụ, các tân binh sẽ trải qua đợt huấn luyện thực chiến theo tổ, bao gồm: xạ kích, vượt và phá chướng ngại vật, võ thuật, bơi lội, lái xe, nhảy dù, trinh sát, ám sát, bắt cóc, giáo dục chính trị…

- Lực lượng Đặc công nước:

Đặc công nước là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, được huấn luyện để tiến công các mục tiêu thủy của đối phương như: bến cảng, tàu thủy,... và các mục tiêu chỉ có thể xâm nhập qua đường thủy: căn cứ biệt lập, căn cứ thủy quân... Nếu đặc công bộ có lối đánh đặc biệt thì đặc công nước càng đặc biệt, vì đánh dưới nước khó khăn hơn nhiều so với trên bộ, trang bị vũ khí cũng khác biệt hơn. Đặc công nước (còn gọi là đặc công thủy) ra đời do yêu cầu đánh vào đối tượng hải quân của Pháp và những mục tiêu vùng sông nước, do đó xuất hiện gần như song song với đặc công bộ.

- Đặc công nước hiện nay gồm Lữ đoàn Đặc công 5 trực thuộc Binh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt Nam, Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126, Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam và một số đơn vị thuộc các quân khu và quân đoàn.

- Lực lượng Đặc công Biệt động:

Do tính chất của cuộc kháng chiến lâu dài và để phù hợp với phương châm, phương thức hoạt động tác chiến ở thành phố, bên cạnh các lực lượng vũ trang đô thị như Tự vệ thành, Thanh niên xung phong, Quốc gia tự vệ cuộc, Công đoàn xung phong... các tổ chức quân sự chuyên trách lần lượt ra đời. Lực lượng này hơi khác với đặc công bộ thông thường mặc dù trong tổ chức có rất nhiều điểm tương đồng. Biệt động hầu như chỉ hoạt động vào ban ngày và rút lui về đêm.

Đặc công biệt động hiện nay có Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1, trước đóng ở Gia Lâm.

Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018, quy định như sau:

Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước;

- Thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Quân đội Nhân dân Việt Nam Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Quân đội Nhân dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cục Chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng gì?
Pháp luật
Nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan lên bao nhiêu tuổi kể từ 01/12? Những trường hợp nào sĩ quan phải thôi phục vụ tại ngũ?
Pháp luật
Bổ nhiệm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc thẩm quyền của ai? Trách nhiệm của Phó Tổng Tham mưu trưởng?
Pháp luật
Có bao nhiêu Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam? Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Pháp luật
Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm Thượng tướng được nhận mức lương bao nhiêu?
Pháp luật
Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Viết bài cảm nhận về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng? Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
Pháp luật
Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội diễn ra khi nào? Số lượng đại biểu dự đại hội đảng bộ các cấp do ai quyết định?
Pháp luật
Câu hỏi rung chuông vàng 22 12 có đáp án? Câu hỏi Rung chuông vàng về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam nhân ngày 22 12?
Pháp luật
Toàn bộ đáp án tuần 3 cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 chi tiết nhất?
Pháp luật
Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động dưới sự lãnh đạo của ai? Nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quân đội Nhân dân Việt Nam
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
19,601 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân đội Nhân dân Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào