Biện pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam đang được nhà nước thực hiện là gì?
- Biện pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam đang được nhà nước thực hiện là gì?
- Mục tiêu của Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 là gì?
- Nhiệm vụ phát triển nguồn cung, nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn hiện nay được thực hiện như thế nào?
Biện pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam đang được nhà nước thực hiện là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
Biện pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ
1. Nhà nước có chính sách và biện pháp hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để phát triển thị trường khoa học và công nghệ thông qua các hoạt động phát triển nguồn cung, nguồn cầu công nghệ và tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Luật này.
2. Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình để phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia.
Theo đó, hiện nay Nhà nước đang thực hiện hai hoạt động chính nhằm phát triển thị trường khoa học và công nghệ là: Đẩy mạnh phát triển nguồn cung, nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ và phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ.
Biện pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam đang được nhà nước thực hiện là gì? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 là gì?
Căn cứ nội dung tại Mục 1 Điều 1 Quyết định 1158/QĐ-TTg năm 2021 quy định mục tiêu của chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 như sau:
- Đến năm 2025:
+ Giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ hàng năm tăng bình quân đạt 25%, trên 30% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 15%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 30%. Tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam đạt trên 35% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.
+ Hình thành và phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ: 80 tổ chức trung gian và 3 mạng lưới các tổ chức trung gian chuyên sâu cho 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
- Đến năm 2030:
+ Giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ hàng năm tăng mạnh, bình quân đạt 30%, trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 20%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 35%. Tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.
+ Phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ: trên 240 tổ chức trung gian và 6 mạng lưới tổ chức trung gian chuyên sâu cho 6 ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường. Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực và toàn cầu.
Nhiệm vụ phát triển nguồn cung, nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn hiện nay được thực hiện như thế nào?
Căn cứ nội dung tại tiểu mục 2 và tiểu mục 3 Mục 2 Điều 1 Quyết định 1158/QĐ-TTg năm 2021, nhiệm vụ phát triển nguồn cung, nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2023 được chỉ ra như sau:
- Về việc thúc đẩy phát triển nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
+ Điều tra, thống kê, đánh giá nhu cầu công nghệ, năng lực giải mã, hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cầu công nghệ và xuất bản báo cáo phân tích nhu cầu công nghệ của một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp.
+ Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp - viện, trường theo hướng đặt hàng công nghệ hoặc hình thành dự án nghiên cứu, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đánh giá, định giá, thẩm định giá công nghệ; tìm kiếm, lựa chọn và tiếp nhận, thử nghiệm công nghệ; khai thác, phát triển tài sản trí tuệ.
+ Tạo áp lực cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động. Mở rộng và nâng cao hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm; hài hòa với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.
- Về việc thúc đẩy phát triển nguồn cung của thị trường khoa học và công nghệ
+ Cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường.
+ Triển khai các biện pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ; nhập khẩu, giải mã các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ưu tiên công nghệ từ các nước phát triển, có tiềm năng tác động lớn và lan tỏa, trước hết là đối với một số lĩnh vực công nghiệp/ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; ưu tiên hỗ trợ các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ, cơ giới hóa, chế biến sâu trong nông nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
+ Phát triển mạng lưới chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia khoa học và công nghệ nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?