Biện pháp nói giảm - nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh có mấy loại? Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 như thế nào?

Biện pháp nói giảm - nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh có mấy loại? Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 như thế nào?

Biện pháp nói giảm - nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh có mấy loại?

Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học. Biện pháp tu từ thường gặp như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ.

Biện pháp nói giảm - nói tránh

- Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn viết lẫn trong văn nói. Cách nói giảm nói tránh sẽ giúp cho ngôn từ phát ra lịch sự, trở nên tinh tế hơn trong các cuộc giao tiếp.

- Ví dụ:

“Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”.

Bác sĩ sử dụng từ “Không qua khỏi’’ ở đây có ý nghĩa là “chết”, để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.

Phân loại Nói giảm, nói tránh

(1) Thay thế bằng các từ đồng nghĩa, từ Hán - Việt để tăng sự trang trọng, lịch sự cho câu văn.

Ví dụ: “Cảnh sát tìm thấy một xác chết cạnh dòng sông đầu làng.” → “Cảnh sát tìm thấy một thi thể cạnh dòng sông đầu làng..

(2) Sử dụng cách diễn đạt gián tiếp nhằm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng, tránh các từ ngữ tiêu cực làm giảm cảm giác nặng nề.

Ví dụ: “Bạn ấy còn kém lắm” → “Bạn ấy cần phải cố gắng hơn nữa”,

(3) Cách nói phủ định bằng việc dùng từ trái nghĩa, giảm tính tiêu cực và thể hiện sự tôn trọng người đọc, người nghe.

Ví dụ: “Bức tranh xấu lắm.” Từ “xấu” có thể diễn đạt lại bằng “không đẹp lắm”.

(4) Sử dụng cách nói trống (tỉnh lược) nhằm giảm tính chất đau buồn, chuẩn bị tâm lý cho người đọc, người nghe.

Ví dụ: “Anh ấy bị thương nặng thế thì không còn sống được lâu nữa đâu chị à”. Câu trên có thể chuyển thành “Anh ấy (…) thế thì không ( …) được lâu nữa đâu chị à.” để mang cảm giác nhẹ nhàng hơn.

Tác dụng của nói giảm, nói tránh

- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh mang nhiều dụng ý về nghệ thuật giúp cách diễn tả của cá nhân được nhẹ nhàng hơn, lịch sự hơn.

Ngoài ra Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh giúp thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, nhất là khi đề cập đến những chủ đề nhạy cảm hoặc khó chịu. Việc chọn lựa từ ngữ phù hợp giúp tránh làm tổn thương hoặc xúc phạm đến người nghe.

Biện pháp nói giảm - nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh có mấy loại? Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 như thế nào?

Biện pháp nói giảm - nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh có mấy loại? Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Những cách nói giảm, nói tránh thông dụng được sử dụng hiện nay là gì?

Những cách nói giảm nói tránh thông dụng

- Cách 1: Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt

(Ví dụ: Người lính đã chết rồi. → Người lính đã hi sinh rồi)

- Cách 2: Dùng cách nói vòng vo

(Ví dụ: Vườn rau này héo úa. → Vườn rau này cần được chăm sóc, tưới nước nhiều hơn.

- Cách 3: Dùng cách nói phủ định

(Ví dụ: Món ăn dở. → Món ăn chưa được ngon)

Các cách nói giảm nói tránh thường xuất hiện trong những trường hợp sau đây:

- Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, gai người, sợ hãi, thô tục.

- Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang giao tiếp với mình trong trường hợp là người có quan hệ thứ bậc xã hội cao hơn, hoặc người có tuổi tác cao.

- Khi nhận xét chân thành, tế nhị, lịch sự nhằm giúp người nghe dễ dàng tiếp thu.

Nói giảm nói tránh không nên dùng vào các trường hợp sau đây:

- Khi thực sự phê bình, nghiêm khắc, cần sự thẳng thắn để nói đúng sự thật về ai đó đang mắc lỗi lầm.

- Khi bạn diễn tả một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chỉnh, cuộc họp…

Học sinh lớp mấy phải nhận biết được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như sau:

- Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7: biết các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).

Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 như thế nào?

Theo Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024, khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2024.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18/ 01/2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2025.

- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2025.

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27/6/2025.

- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
Pháp luật
Tháng 11 tiếng Anh là gì? Tháng 11 tiếng Anh viết tắt thế nào? Lời chúc tháng 11 ý nghĩa thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi? Yêu cầu cần đạt đối với môn ngữ văn cấp 2 hiện nay?
Pháp luật
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20 11 ngắn gọn? Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20 11 ở trường ngắn nhất?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới hay? Cách viết đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới chi tiết? Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn? Quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4? Mẫu bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4?
Pháp luật
Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ lớp 12 chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT 2018 là gì?
Pháp luật
Nghị luận về tuổi trẻ nhiệt huyết chọn lọc? Viết đoạn văn 200 chữ về lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
5,709 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào