Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng khi nào? Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu?
- Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu là gì?
- Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng khi nào?
- Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu?
- Áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu như một biện pháp tự vệ thương mại được quy định như thế nào?
Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau:
- Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Hạn ngạch nhập khẩu là biện php do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng khi nào? Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu trong trường hợp sau:
Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ;
c) Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
2. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Như vậy, biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng trong ba trường hợp:
+ Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ;
+ Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Đồng thời việc áp dụng này phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
2. Bộ Công Thương công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Như vậy, hiện nay việc áp dụng và công bố danh mục hàng hóa áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được thực hiện bởi các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền nêu trên.
Áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu như một biện pháp tự vệ thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định biện pháp hạn chế nhập khẩu là một trong những biện pháp tự vệ thương mại.
Theo đó, để áp dụng áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu như một biện pháp tự vệ thương mại, cần đáp ứng đủ các điều kiện của việc áp dụng biện pháp tự vệ, căn cứ khoản 1 Điều 92 Luật Quản lý ngoại thương 2017:
- Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
- Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Về việc áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu như một biện pháp tự vệ tạm thời hoặc chính thức, được thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Áp dụng biện pháp tự vệ
1. Việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra trước khi kết thúc điều tra, nếu xét thấy việc chậm thi hành biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 200 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực.
2. Việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức được thực hiện như sau:
a) Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 94 của Luật này. Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra;
b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;
c) Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 04 năm, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
d) Tổng thời gian áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, biện pháp tự vệ chính thức và thời gian gia hạn là không quá 10 năm.
Như vậy, biện pháp hạn chế nhập khẩu có thể được áp dụng như một biện pháp tự vệ thương mại với những quy định điều chỉnh nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?