Biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho các nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS như thế nào?
- Đối tượng cần phổ biến thông tin về các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV là ai?
- Biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho các nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS như thế nào?
- Triển khai phổ biến thông tin về bệnh đậu mùa khỉ bằng các hoạt động nào?
Ngày 13/10/2023, Cục phòng, chống HIV/AIDS ban hành Công văn 1289/AIDS-DP năm 2023 về việc tăng cường các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV.
Đối tượng cần phổ biến thông tin về các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV là ai?
Căn cứ tại Mục 1 Chương VI Hướng dẫn ban hành kèm theo Công văn 1289/AIDS-DP năm 2023 thì các đối tượng cần phổ biến thông tin về các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV gồm có:
- Cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người chuyển giới (TG), người lưỡng tính;
- Nhóm nghiện chích ma túy, bệnh nhân Methadone;
- Người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS;
- Cán bộ y tế tại các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ cho các đối tượng trên.
Biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho các nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS như thế nào? (Hình từ internet)
Biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho các nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Chương VI Hướng dẫn ban hành kèm theo Công văn 1289/AIDS-DP năm 2023 hướng dẫn các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho các nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS gồm có như sau:
- Nguyên tắc dự phòng:
+ Tăng cường tuân thủ thực hành phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở KBCB.
+ Áp dụng phòng ngừa lây nhiễm qua “tiếp xúc” và “giọt bắn” khi chăm sóc các trường hợp bệnh xác định và bệnh nghi ngờ.
+ Trong trường hợp có các thủ thuật tạo khí dung, bắt buộc áp dụng thêm các biện pháp dự phòng qua “không khí”.
+ Điều tra, truy vết, xác định người tiếp xúc gần nhằm theo dõi, quản lý và tư vấn cách tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Quản lý người nhà NB và khách thăm có liên quan đến ĐMK.
- Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu:
+ Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh Đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
+ Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
+ Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ tình dục.
+ Người đến các quốc gia/vùng lãnh thổ có lưu hành dịch bệnh Đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
+ Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
+ Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh Đậu mùa khỉ cần sử dụng trang phục phòng hộ (PPE) thích hợp.
- Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu:
Đến nay, kết quả một số nghiên cứu cho thấy vắc xin Đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vắc xin phòng bệnh Đậu mùa/Đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ 5,6,7.
Tới thời điểm hiện tại, WHO không khuyến cáo tiêm vắc xin phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ một cách rộng rãi, chỉ tiêm cho những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh và việc tiêm vắc xin được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể khi có tiếp xúc và sau khi tiếp xúc với trường hợp bệnh.
- Kiểm dịch y tế biên giới:
Khuyến cáo cho hành khách tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày sau nhập cảnh, hạn chế tiếp xúc, tập trung nơi đông người. Khi có triệu chứng phát ban, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch cần hạn chế tiếp xúc người khác và tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị.
Triển khai phổ biến thông tin về bệnh đậu mùa khỉ bằng các hoạt động nào?
Căn cứ tại tiết 3.1.3 tiểu mục 3.1 Mục 3 Chương IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Công văn 1289/AIDS-DP năm 2023 hướng dẫn triển khai phổ biến thông tin về bệnh đậu mùa khỉ bằng các hoạt động như sau:
- Triển khai lồng ghép việc phổ biến bệnh Đậu mùa khỉ, các biện pháp dự phòng bệnh cho cộng đồng MSM và người chuyển giới.
- Cập nhật tài liệu truyền thông về Đậu mùa khỉ, các biện pháp dự phòng, điều trị bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm MSM và người chuyển giới.
- In ấn và phổ biến các tài liệu truyền thông đã được Bộ Y tế phê duyệt thông qua các nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng MSM, nhóm TG, các tổ chức dựa vào cộng đồng tại các tỉnh, thành phố
- Phổ biến các tài liệu truyền thông về biện pháp dự phòng, điều trị bệnh đậu mùa khỉ thông qua kênh trực tuyến của cộng đồng bao gồm:
+ Trên mạng xã hội Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok, Xalo, Telegram... và các nhóm kín trên mạng xã hội của nhóm MSM, TG.
+ Trên các ứng dụng hẹn hò của nhóm MSM, TG: Blued, Grindr, Jack’d ...
+ Trên trang tin điện tử của các nhóm MSM, TG, các CBO, DNXH của các nhóm MSM và người chuyển giới.
- Lồng ghép hoạt động phổ biến về bệnh Đậu mùa khỉ, các biện pháp dự phòng, điều trị bệnh đậu mùa khỉ vào các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về phòng, chống HIV/AIDS bao gồm:
+ Các nội dung về sàng lọc, dự phòng và điều trị bệnh đậu mùa khỉ vào Các hội thảo, tập huấn cho cán bộ y tế có nội dung liên quan đến cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm MSM và nhóm TG.
+ Đưa thông tin về dự phòng Các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của nhóm MSM và nhóm TG; các lớp tập huấn cho cán bộ y tế có nội dung liên quan đến cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm MSM và nhóm TG; các tập huấn cho cộng đồng MSM; các sự kiện của cộng đồng MSM/TG...
- Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, sàng lọc phát hiện sớm giữa cán bộ y tế các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với các nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng, Thủ lĩnh cộng đồng, các nhóm CBO và DNXH do cộng đồng thành lập.
- Thực hiện việc tương tác mạnh mẽ với các nhóm qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến để kịp thời truyền tải các thông điệp phòng chống dịch bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?