Biên bản họp Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước do ai phụ trách ghi lại?
Biên bản họp Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước do ai phụ trách ghi lại?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 19/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên, Thường trực Hội đồng và Thư ký Hội đồng
...
5. Thư ký Hội đồng:
a) Giúp việc cho Hội đồng và Thường trực Hội đồng;
b) Gửi kịch bản đề nghị thẩm định và Phiếu thẩm định kịch bản đến các thành viên Hội đồng theo phân công của Thường trực Hội đồng;
c) Đọc kịch bản, ghi Biên bản cuộc họp Hội đồng, soạn thảo văn bản thẩm định kịch bản;
Biên bản họp Hội đồng thực hiện theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Gửi văn bản thẩm định kịch bản tới các cơ sở điện ảnh có kịch bản đề nghị thẩm định;
Văn bản thẩm định kịch bản thực hiện theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy theo quy định trên thì thư ký Hội đồng thẩm định kịch bản là người ghi Biên bản cuộc họp Hội đồng, đồng thời soạn thảo văn bản thẩm định và các nhiệm vụ khác theo quy định.
Biên bản họp Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước do ai phụ trách ghi lại? (Hình từ Internet)
Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước hoạt động như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 19/2022/TT-BVHTTDL quy định về hoạt động của Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận kịch bản do cơ sở điện ảnh đề nghị thẩm định, Thường trực Hội đồng gửi kịch bản và Phiếu thẩm định kịch bản đến các thành viên Hội đồng.
Phiếu thẩm định kịch bản thực hiện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kịch bản do Thường trực Hội đồng gửi, Thành viên Hội đồng có trách nhiệm thẩm định và gửi Phiếu thẩm định kịch bản đến Thường trực Hội đồng.
Trường hợp thành viên Hội đồng đã gửi Phiếu thẩm định kịch bản tới Thường trực Hội đồng, nhưng sau đó đến trước phiên họp Hội đồng có ý kiến khác so với Phiếu thẩm định kịch bản đã gửi trước đó, thì có thể gửi lại Phiếu cho Thường trực Hội đồng tổng hợp tại cuộc họp để làm căn cứ kết luận của Hội đồng.
- Cuộc họp của Hội đồng được tổ chức căn cứ thực tế số lượng kịch bản đề nghị thẩm định.
- Cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất trên 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự.
- Kết luận của Hội đồng phải được ít nhất 2/3 tổng số ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng tán thành. Kết luận của Hội đồng phải được ghi vào Biên bản họp Hội đồng.
- Phiếu thẩm định và ý kiến tại cuộc họp của thành viên Hội đồng, Kết luận của Hội đồng là cơ sở để cơ quan quản lý dự án soạn thảo văn bản thẩm định kịch bản.
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng, cơ quan quản lý dự án gửi văn bản thẩm định kịch bản đến cơ sở điện ảnh có kịch bản đề nghị thẩm định.
Kịch bản được sản xuất phim bằng ngân sách nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2022/TT-BVHTTDL về tiêu chí đánh giá, chấm điểm, xếp loại kịch bản như sau:
Tiêu chí đánh giá, chấm điểm, xếp loại kịch bản
1. Thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá từng kịch bản, ghi vào Phiếu thẩm định kịch bản, chấm điểm theo thang điểm 10, khoảng cách chấm giữa các điểm là 0,5. Kết quả đánh giá kịch bản được tính điểm từ cao xuống thấp, cụ thể như sau:
a) Kịch bản Xuất sắc: Chấm các điểm từ 9,0 đến 10 đối với kịch bản có nội dung tư tưởng sâu sắc, giá trị nhân văn cao, khái quát được những vấn đề lớn của đời sống xã hội, có phát hiện độc đáo; không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh; kịch bản có kỹ thuật viết với trình độ chuyên môn cao, có ngôn ngữ điện ảnh, đặc sắc, sáng tạo;
b) Kịch bản Tốt: Chấm các điểm từ 7,5 đến 8,5 đối với kịch bản có nội dung tư tưởng tốt, có tính nhân văn và giá trị xã hội; không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh; kịch bản có kỹ thuật viết với trình độ chuyên môn tốt, có ngôn ngữ điện ảnh, tạo được sức hấp dẫn;
c) Kịch bản Khá: Chấm các điểm từ 6,0 đến 7,0 đối với kịch bản có nội dung tư tưởng tốt, có tính nhân văn và giá trị xã hội; không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh; kịch bản có kỹ thuật viết với trình độ chuyên môn khá, có thể chỉnh sửa để nâng cao chất lượng;
d) Kịch bản Trung bình: Chấm các điểm từ 5,5 trở xuống đối với kịch bản có nội dung, hình thức thể hiện chưa đạt yêu cầu.
2. Điểm số của từng thành viên Hội đồng chấm cho kịch bản là cơ sở để tính điểm trung bình cộng của kịch bản.
3. Điểm trung bình cộng của kịch bản là cơ sở để cơ quan quản lý dự án tham mưu cho chủ đầu tư tuyển chọn kịch bản sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Xếp loại kịch bản căn cứ vào điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng, cụ thể:
a) Kịch bản có điểm trung bình cộng từ 9,0 đến 10 điểm: xếp loại Bậc I - Xuất sắc;
b) Kịch bản có điểm trung bình cộng từ 7,5 đến 8,5 điểm: xếp loại Bậc II - Tốt;
c) Kịch bản có điểm trung bình cộng từ 6,0 điểm đến 7,0 điểm: xếp loại Bậc III - Khá;
d) Không xếp loại kịch bản đối với các kịch bản có điểm trung bình cộng từ 5,5 trở xuống.
5. Điều kiện để kịch bản được lựa chọn để sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước phải là kịch bản được xếp loại từ bậc II - Tốt trở lên.
Như vậy, kịch bản được lựa chọn để sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước phải là kịch bản được xếp loại từ bậc II - Tốt trở lên là kịch bản được chấm các điểm từ 7,5 đến 8,5 đối với kịch bản có nội dung tư tưởng tốt, có tính nhân văn và giá trị xã hội; không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh; kịch bản có kỹ thuật viết với trình độ chuyên môn tốt, có ngôn ngữ điện ảnh, tạo được sức hấp dẫn.
Thông tư 19/2022/TT-BVHTTDL sẽ có hiệu lực từ ngày 20/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?