Bên điện lực được ngừng, giảm mức cung cấp điện cho bên mua điện trong những trường hợp khẩn cấp nào?
- Bên điện lực được ngừng, giảm mức cung cấp điện cho bên mua điện trong những trường hợp khẩn cấp nào?
- Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp thì bên bán điện phải thông báo ngay cho bên mua có đúng không?
- Trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện như thế nào?
Bên điện lực được ngừng, giảm mức cung cấp điện cho bên mua điện trong những trường hợp khẩn cấp nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 22/2020/TT-BCT có quy định như sau:
Ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp
Bên bán điện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp trong các trường hợp sau:
1. Có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được.
2. Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện.
3. Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện.
4. Có sự kiện bất khả kháng.
Theo đó, bên bán điện được ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp trong 4 trường hợp khẩn cấp như sau:
- Có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được.
- Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện.
- Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện.
- Có sự kiện bất khả kháng.
Bên điện lực được ngừng, giảm mức cung cấp điện cho bên mua điện trong những trường hợp khẩn cấp nào? (Hình từ Internet)
Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp thì bên bán điện phải thông báo ngay cho bên mua có đúng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Luật Điện lực 2004 có quy định:
Ngừng, giảm mức cung cấp điện
...
2. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.
Theo đó, Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp thì bên bán điện phải thông báo trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.
Trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 22/2020/TT-BCT có quy định
Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại Điêu 6 Thông tư này, bên bán điện có quyền ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp, sau đó thực hiện các công việc sau:
1. Xác định nguyên nhân, phạm vi ảnh hưởng, thời gian dự kiến cấp điện trở lại.
2. Thông báo cho bên mua điện biết theo hình thức thông báo đã được hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện, bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp.
3. Bên bán điện phải ghi đầy đủ thời gian, nguyên nhân, trình tự thao tác ngừng, giảm mức cung cấp điện vào sổ nhật ký công tác hoặc nhật ký vận hành.
4. Trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện do hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện, bên bán điện phải đảm bảo thực hiện cắt, giảm đúng lượng công suất phụ tải được tính toán và phân bổ theo quy định về việc lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện.
5. Phối hợp với các bên có liên quan khẩn trương khắc phục các nguyên nhân dẫn đến ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp để cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất.
Theo đó, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện như sau:
Bước 1: Bên bán điện có quyền ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp trong 1 số trường hợp theo quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2020/TT-BCT.
Bước 2: Xác định nguyên nhân, phạm vi ảnh hưởng, thời gian dự kiến cấp điện trở lại.
Bước 3: Thông báo cho bên mua điện biết theo hình thức thông báo đã được hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện, bao gồm các nội dung quy định về nguyên nhân, phạm vi ảnh hưởng, thời gian dự kiến cấp điện trở lại trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp.
Bước 4: Bên bán điện phải ghi đầy đủ thời gian, nguyên nhân, trình tự thao tác ngừng, giảm mức cung cấp điện vào sổ nhật ký công tác hoặc nhật ký vận hành.
Bước 5: Phối hợp với các bên có liên quan khẩn trương khắc phục các nguyên nhân dẫn đến ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp để cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất.
Lưu ý là: Trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện do hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện, bên bán điện phải đảm bảo thực hiện cắt, giảm đúng lượng công suất phụ tải được tính toán và phân bổ theo quy định về việc lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện.
Khi phải thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?