Báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11? Tải về mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11 ở đâu?
- Báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11? Tải về mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11 ở đâu?
- Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Giáo viên chủ nhiệm trung học cơ sở có những quyền gì?
- Chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay như thế nào?
Báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11? Tải về mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11 ở đâu?
Đối với báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11, có thể tham khảo mẫu sau đây:
Tải về mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11
Trên đây là mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11.
Lưu ý: Mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11? Tải về mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11 ở đâu? (Hình từ internet)
Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống như sau:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
- Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
- Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
- Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Theo đó, hiện nay, khi tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 phải tuân thủ theo những nguyên tắc như đã nêu trên.
Giáo viên chủ nhiệm trung học cơ sở có những quyền gì?
Căn cứ theo Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định giáo viên chủ nhiệm trung học cơ sở có các quyền sau đây:
- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.
- Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
- Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
- Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.
Theo đó, hiện nay giáo viên chủ nhiệm trung học cơ sở có những quyền hạn theo quy định như đã nêu trên.
Chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định về chính sách đối với nhà giáo cụ thể như sau:
Chính sách đối với nhà giáo
1. Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.
2. Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay, chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo như sau:
- Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.
- Giáo viên công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, giáo viên thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?