Bảng lương cán bộ, nhân viên y tế khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được xây dựng thế nào?
Bảng lương cán bộ, nhân viên y tế khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được xây dựng thế nào?
Ngày 10 tháng 11 năm 2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Theo đó, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018.
Trên tinh thần thực hiện cải cách tiền lương của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.
Theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 quy định bảng lương mới của cán bộ, nhân viên y tế là viên chức từ 1/7/2024 sau cải cách tiền lương được xây dựng dựa trên 5 yếu tố sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ, không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với viên chức phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn cho ngành Y tế nói chung; quan tâm đến chế độ, chính sách đãi ngộ với các y, bác sĩ nói riêng khi liên tục phải làm việc trong điều kiện khó khăn.
Bộ cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản nhằm tháo gỡ khó khăn trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế.
Trước mắt là đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương ở 3 vùng.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng thang bảng lương cùng các chế độ phụ cấp với cán bộ, nhân viên y tế khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024, tiền lương trong bảng lương cán bộ, nhân viên y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức.
Bảng lương cán bộ, nhân viên y tế khi cải cách tiền lương năm 2024 được xây dựng thế nào?
Cơ cấu tiền lương của cán bộ, nhân viên y tế khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 ra sao?
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì cơ cấu tiền lương của cán bộ, nhân viên ytế gồm có như sau:
+ Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
+ Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, cơ cấu tiền lương chủ đạo gồm hai khoản chính là lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương và khoản phụ cấp chiếm 30% tổng quỹ lương, ngoài ra, khoản tiền thưởng là khoản bổ sung. Do đó, cán bộ, nhân viên y tế có thể thực nhận:
Lương thực nhận viên chức ngành y tế = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có)
Các khoản phụ cấp của nhân viên y tế có tăng khi thực hiện cải cách tiền lương?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì :
+ Quy định các khoản phụ cấp sẽ được sắp xếp lại, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.
+ Xây dựng mục tiêu:
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Như vậy, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 không đề cập đến vấn đề các khoản phụ cấp khi thực hiện cải cách tiền lương có tăng hay không nhưng tiền lương thấp nhất (chưa bao gồm các khoản phụ cấp) được xây dựng sẽ cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp (2025) và bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp (2030); các khoản phụ cấp được đảm bảo chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?