Bảng giá nước sinh hoạt 2024? Giá nước được tính dựa trên những nguyên tắc nào theo quy định hiện nay?
Bảng giá nước sinh hoạt 2024?
Căn cứ quy định tại Điều 54 Nghị định 117/2007/NĐ-CP, giá nước sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 44/2021/TT-BTC, bảng giá nước sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc như sau:
Stt | Loại | Giá tối thiểu (đồng/m3) | Giá tối đa (đồng/m3) |
1 | Đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 | 3.500 | 18.000 |
2 | Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 | 3.000 | 15.000 |
3 | Khu vực nông thôn | 2.000 | 11.000 |
(Khung giá nước sinh hoạt nêu trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.)
Riêng đối với từng địa phương, giá nước sinh hoạt sẽ do UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án giá nước và ban hành, phù hợp với khung giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Hàng năm, đơn vị cấp nước chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch và giá nước sạch dự kiến cho năm tiếp theo. Trường hợp các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch biến động làm giá nước sạch năm tiếp theo tăng hoặc giảm, đơn vị cấp nước lập hồ sơ phương án giá nước sạch gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét quyết định điều chỉnh. Đối với trường hợp sau khi đơn vị cấp nước rà soát, giá thành 01m3 nước sạch năm tiếp theo biến động tăng ở mức đơn vị cấp nước cân đối được tài chính thì đơn vị cấp nước có công văn gửi Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh về việc giữ ổn định giá nước sạch (để biết).
Ví dụ tại TPHCM: Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 25/2019/QĐ-UBND, quy định về giá nước sạch sinh hoạt tại TPHCM giai đoạn 2019 - 2022 như sau: (đơn giá nêu trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) Theo đó, giá nước sạch sinh hoạt tại TP. HCM đến năm 2022 như sau: (1) Đối với hộ dân cư: - Định mức sử dụng nước từ 0 đến 4m3/người/tháng: 6.700đ/m3 - Định mức sử dụng nước từ 4m3 đến 6m3/người/tháng: 12.900đ/m3 - Định mức sử dụng nước trên 6m3/người/tháng: 14.400đ/m3 (2) Đối với hộ nghèo và cận nghèo: - Định mức sử dụng nước từ 0 đến 4m3/người/tháng: 6.300đ/m3 - Định mức sử dụng nước từ 4m3 đến 6m3/người/tháng: 12.900đ/m3 - Định mức sử dụng nước trên 6m3/người/tháng: 14.400đ/m3 Hiện nay, chưa có thay đổi về giá nước sinh hoạt tại TP. HCM mới. Do đó, giá nước sinh hoạt tại TP. HCM vẫn áp dụng theo giá nước sinh hoạt năm 2022 nêu trên. |
Bảng giá nước sinh hoạt 2024? Giá nước được tính dựa trên những nguyên tắc nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Giá nước được tính dựa trên những nguyên tắc nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ quy định tại Điều 51 Nghị định 117/2007/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 124/2011/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc tính giá nước
1. Giá nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch (bao gồm cả chi phí duy trì đấu nối) nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.
2. Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán nước trong khung giá, biểu giá nước do Nhà nước quy định.
3. Giá nước sạch phải bảo đảm để các đơn vị cấp nước duy trì, phát triển, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần tiết kiệm sử dụng nước có xét đến hỗ trợ người nghèo.
4. Giá nước sạch được xác định phù hợp với đặc điểm nguồn nước, điều kiện sản xuất nước của từng vùng, từng địa phương, từng khu vực.
5. Giá nước sạch được xác định không phân biệt đối tượng sử dụng là tổ chức, cá nhân trong nước hay nước ngoài.
6. Thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng có mục đích sử dụng nước khác nhau, giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc bù chéo giữa giá nước sinh hoạt và giá nước cho các mục đích sử dụng khác góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các đơn vị cấp nước.
7. Chính quyền địa phương các cấp, tổ chức, cá nhân hoạt động cấp nước phải xây dựng chương trình chống thất thoát thất thu nước, có cơ chế khoán, thưởng đồng thời quy định hạn mức thất thoát thất thu tối đa được phép đưa vào giá thành nhằm khuyến khích các đơn vị cấp nước hoạt động có hiệu quả.
8. Trường hợp giá nước sạch được quyết định thấp hơn phương án giá nước sạch đã được tính đúng, tính đủ theo quy định thì hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, cấp bù từ ngân sách địa phương để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị cấp nước.
9. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch.
Như vậy, hiện nay, giá nước được tính theo các nguyên tắc nêu trên.
Có những căn cứ nào khi lập, điều chỉnh giá nước?
Căn cứ quy định tại Điều 52 Nghị định 117/2007/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 124/2011/NĐ-CP.
Các căn cứ lập, điều chỉnh giá nước bao gồm:
- Nguyên tắc tính giá nước.
- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thu nhập của người dân trong từng thời kỳ.
- Quan hệ cung cầu về nước sạch.
- Các chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch và lợi nhuận hợp lý của đơn vị cấp nước.
- Có sự thay đổi về công nghệ xử lý nước, quy chuẩn chất lượng dịch vụ, biến động về giá cả thị trường, cơ chế chính sách của Nhà nước.
- Theo lộ trình điều chỉnh giá nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?