Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thành lập như thế nào? Thủ tục bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn ra sao?

Tôi muốn hỏi thủ tục bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn ra sao? - Câu hỏi của chị N.H.O (Nam Định).

Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thành lập như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được bầu tại cuộc họp của cộng đồng dân cư.
Trên cơ sở đề nghị của Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xem xét, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; hướng dẫn bầu, bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã phường, thị trấn.
Việc tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu, cho thôi, bầu bổ sung làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 thành viên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo nguyên tắc bảo đảm mỗi thôn, tổ dân phố có đại diện tham gia là thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
....

Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 quy định như sau:

Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm các thành viên được bầu từ các thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 người.

Theo như quy định trên, Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được bầu từ các thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã.

Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được bầu tại cuộc họp của cộng đồng dân cư.Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thành lập như thế nào? Thủ tục bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn ra sao?

Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thành lập như thế nào? Thủ tục bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn ra sao?

Thủ tục bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được bầu tại cuộc họp của cộng đồng dân cư.
Trên cơ sở đề nghị của Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xem xét, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; hướng dẫn bầu, bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã phường, thị trấn.
Việc tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu, cho thôi, bầu bổ sung làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

Theo đó, thủ tục bầu thành viên của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện như sau:

Bước 1: Người chủ trì cuộc họp của cộng đồng dân cư tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; thông qua chương trình cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký cuộc họp.

Thư ký cuộc họp được quyết định khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý.

Căn cứ nội dung cụ thể của từng cuộc họp, người chủ trì hoặc người được phân công công bố các quyết định, văn bản liên quan theo chương trình cuộc họp.

Bước 2: Người tham dự cuộc họp thảo luận về những nội dung được người chủ trì hoặc người được phân công trình bày.

Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách người ứng cử do Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đã thống nhất với cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố và đề nghị đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp tự ứng cử hoặc đề cử người có đủ tiêu chuẩn điều kiện để tham gia bầu.

Kết thúc thảo luận, người chủ trì cuộc họp tổng hợp các ý kiến thảo luận, đề xuất những nội dung cần được biểu quyết và phương án biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín để người tham dự biểu quyết lựa chọn. Phương án được lựa chọn khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý.

Bước 3: Biểu quyết đối với những nội dung đã được thảo luận

Đối với hình thức biểu quyết giơ tay, kết quả biểu quyết được kiểm đếm ngay tại thời điểm biểu quyết và được ghi vào biên bản cuộc họp.

Đối với hình thức biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, người chủ trì cuộc họp đề xuất số lượng và danh sách Ban kiểm phiếu từ 03 đến 05 người (gồm Trưởng ban và các thành viên) để đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp biểu quyết bằng hình thức giơ tay. Ban kiểm phiếu được quyết định khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý.

Ban kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, cách ghi phiếu, bỏ phiếu và tiến hành phát phiếu.

Sau khi kết thúc bỏ phiếu, Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu (Trong quá trình kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu mời 02 đại hộ gia đình tham dự cuộc họp chứng kiến việc kiểm phiếu) và lập biên bản kiểm phiếu.

Trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp. Biên bản kiểm phiếu được lập thành 03 bản và gửi kèm theo Quyết định của cộng đồng dân cư đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và lưu tại thôn, tổ dân phố.

Bước 4: Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết đối với từng nội dung biểu quyết và kết luận cuộc họp.

Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ cuộc họp, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn phải phối hợp thực hiện những công việc gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định quy định các hoạt động phối hợp của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn như sau:

Phối hợp thực hiện hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Thường xuyên liên hệ, phối hợp chặt chẽ với Nhân dân để tiếp nhận, phản hồi kịp thời ý kiến phản ánh của Nhân dân.
2. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết kịp thời ý kiến phản ánh của Nhân dân theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Theo đó, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có những họat động phối hợp thực hiện theo quy định trên.

Ban Thanh tra nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở những cơ quan đơn vị có bao nhiêu công chức viên chức người lao động?
Pháp luật
Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai bầu? Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là bao lâu?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị theo quy định?
Pháp luật
Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Ban thanh tra nhân dân đơn vị sự nghiệp có được quyền kiểm tra sổ sách chứng từ của đơn vị không?
Quy định về tổ chức và nhiệm vụ Ban Thanh tra nhân dân tại cơ sở giáo dục đại học như thế nào?
Tổ chức và nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân tại cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có được đồng thời là cán bộ, công chức cấp xã không?
Pháp luật
Thời gian xây dựng chương trình công tác của ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
Pháp luật
Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có được đồng thời là kế toán trưởng của doanh nghiệp không?
Pháp luật
Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có những nhiệm vụ gì và có nhiệm kỳ là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban Thanh tra nhân dân
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
4,328 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban Thanh tra nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào