Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên cao cấp Hạng I như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Các công việc và tiêu chí đánh giá Giảng viên cao cấp Hạng I là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Bản mô tả vị trí việc làm Giảng viên cao cấp (hạng I) Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn các công việc và tiêu chí đánh giá vị trí việc làm Giảng viên cao cấp như sau:
(1) Giảng dạy:
- Công việc cụ thể:
+ Giảng dạy; hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; chủ trì hoặc tham gia các hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
+ Hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập.
+ Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
+ Hoàn thành định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học;
+ Kết quả cụ thể.
(2) Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn
- Công việc cụ thể
+ Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo; chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học; định hướng nghiên cứu khoa học cho khoa, nhóm chuyên môn;
+ Chủ trì hoặc tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức và trình bày báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học. Chủ trì hoặc tham gia nghiệm thu và công bố các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của khoa và chuyên ngành; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
+ Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
+ Mỗi năm học tối thiểu phải hoàn thành một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học chuyên ngành.
(3) Quản lý và phục vụ
- Công việc cụ thể:
+ Chủ trì xây dựng, phát triển chương trình đào tạo của chuyên ngành; đề xuất phương hướng, biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành; chủ động cập nhật thường xuyên những thành tựu khoa học vào việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học.
+ Tổ chức hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; hướng dẫn người học phương pháp học tập, nghiên cứu có hiệu quả; phát hiện năng lực sở trường của người học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tài năng.
+ Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của ngành;
+ Tham gia các hoạt động khác theo quy đinh, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
+ Chương trình được nghiệm thu đưa vào giảng dạy
+ Hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu công việc
(4) Nhiệm vụ khác
- Công việc cụ thể: Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Hướng tới tiêu chí luôn tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động.
Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên cao cấp Hạng I như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Giảng viên cao cấp Hạng I có phạm vi quyền hạn ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 4 Bản mô tả vị trí việc làm Giảng viên cao cấp (hạng I) Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ Giảng viên cao cấp Hạng I có thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao;
- Được đánh giá người học;
- Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao;
- Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
Giảng viên cao cấp Hạng I phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Bản mô tả vị trí việc làm Giảng viên cao cấp (hạng I) Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ các yêu cầu về trình độ, năng lực đối với Giảng viên cao cấp như sau:
(1) Yêu cầu về trình độ:
- Trình độ đào tạo:
+ Tốt nghiệp tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
+ Trình độ lý luận chính trị đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn giảng viên cao cấp theo quy định của Đảng, pháp luật và cấp có thẩm quyền.
- Bồi dưỡng, chứng chỉ:
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên;
+ Kiến thức khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL của từng đơn vị)
- Kinh nghiệm (thành tích công tác): Là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong giảng dạy đại học.
- Phẩm chất cá nhân:
+ Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan;
+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt;
+ Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe;
+ Điềm tĩnh, cẩn thận;
+ Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập;
+ Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL)
- Các yêu cầu khác:
+ Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp.
+ Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn.
+ Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
(2) Các năng lực tương ứng theo từng cấp độ:
- Nhóm năng lực chung:
+ Đạo đức và bản lĩnh: 5
+ Tổ chức thực hiện công việc: 4-5
+ Soạn thảo và ban hành văn bản: 4-5
+ Giao tiếp ứng xử: 4-5
+ Quan hệ phối hợp: 4-5
+ Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Nhóm năng lực chuyên môn:
+ Có kiến thức chuyên sâu về các môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức chuyên môn của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm.
+ Nắm vững thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành.
+ Năng lực phát triển chương trình: Khả năng thiết kế và phát triển chương trình môn học, chương trình đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng những yêu cầu thay đổi của thị trường lao động đối với năng lực của người tốt nghiệp.
+ Năng lực phát triển giảng dạy: Hiểu biết và khả năng áp dụng hiệu quả khoa học và công nghệ giáo dục hiện đại trong thiết kế giảng dạy, thực hiện giảng dạy và đánh giá người học; giúp người học phát huy tối đa tiềm năng và hoàn thành tốt nhất yêu cầu của môn học.
+ Năng lực phát triển nghiên cứu: Khả năng nắm bắt xu hướng phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn; thiết kế các chương trình, đề tài và dự án nghiên cứu và huy động các nguồn lực để triển khai hiệu quả.
- Nhóm năng lực quản lý:
+ Tư duy chiến lược: 4 -5
+ Quản lý sự thay đổi: 4 -5
+ Ra quyết định: 4 -5
+ Quản lý nguồn lực: 4 -5
+ Phát triển nhân viên: 4 -5
Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?