Bán hàng online hay giao dịch từ xa đang nở rộ trên Internet, luật có đang thay đổi quy định để phù hợp với thực tế?

Tôi muốn tìm hiểu thêm về bán hàng online vì hiện tại tôi chưa có tìm thấy các quy định của pháp luật nào đề cập tới vấn đề bán hàng online gì cả. Tôi cũng nghe nói chính quyền chủ trương thay đổi luật để phù hợp với tình hình hiện nay. Mong được cung cấp thông tin về vấn đề này!

Bán hàng online có phải là giao dịch từ xa hay không?

Do nhu cầu giao dịch mua hàng tăng cao, đặc biệt là việc bán mua hàng online trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, nên việc luật pháp thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế là điều tất yếu. Theo khoản 1 Điều 36 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi (Dự thảo 2) đã đề cập tới khái niệm giao dịch từ xa, trong đó giao dịch từ xa được hiểu là giao dịch đối với sản phẩm, dịch vụ được thực hiện trên không gian mạng hoặc các phương tiện gián tiếp khác, giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh, trong đó, người tiêu dùng không được kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ trước khi tham gia giao dịch.

Như vậy, việc bán hàng online đã được luật hóa thông qua khái niệm giao dịch từ xa, vì nó được thực hiện qua internet và người mua không được kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ.

Giao kết hợp đồng trong bán hàng online được quy định ra sao?

Theo Điều 38 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi (Dự thảo 2) thì giao kết hợp đồng trong bán hàng online (bán hàng từ xa) được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh khi bán hàng từ xa với người tiêu dùng có trách nhiệm:

+ Xây dựng và thực hiện cơ chế cung cấp chính xác, đầy đủ nội dung hợp đồng để người tiêu dùng tham khảo trước khi ký kết giao dịch;

+ Có cơ chế để người tiêu dùng có thể trao đổi, làm rõ nội dung hợp đồng và xác nhận đồng ý giao kết hợp đồng;

+ Có cơ chế để gửi hoặc để người tiêu dùng có thể xem lại hoặc tải về hợp đồng đã có xác nhận ký kết của người tiêu dùng.

- Nội dung hợp đồng bao gồm các nội dung:

+ Nội dung hợp đồng phải bao gồm các nội dung chi tiết như được quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật này;

+ Trường hợp có nhiều bên tham gia thực hiện hợp đồng, nội dung hợp đồng phải xác định rõ các chủ thể, trách nhiệm, quyền lợi của từng chủ thể liên quan.

- Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không chính xác, không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật này thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chỉ phải trả chi phí đối với phần sản phẩm, dịch vụ đã sử dụng.

- Trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lại tiền cho người tiêu dùng chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Quá thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Việc hoàn trả được thực hiện theo phương thức mà người tiêu dùng đã thanh toán, trừ trường hợp người tiêu dùng đồng ý thanh toán bằng phương thức khác.

Trường hợp việc chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

Bán hàng online hay giao dịch từ xa đang nở rộ trên Internet, luật có đang thay đổi quy định để phù hợp với thực tế?

Bán hàng online hay giao dịch từ xa đang nở rộ trên Internet, luật có đang thay đổi quy định để phù hợp với thực tế?

Trách nhiệm tổ chức, cá nhân kinh doanh trong bán hàng online với người tiêu dùng được quy định như thế nào?

Theo Điều 37 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi (Dự thảo 2) thì trách nhiệm tổ chức, cá nhân kinh doanh trong báng hàng từ xa (bán hàng online) với người tiêu dùng được quy định như sau:

- Khi thực hiện giao dịch từ xa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng những thông tin sau:

+ Tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên hệ của tổ chức, cá nhân hoặc của đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam (nếu có);

+ Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ;

+ Chi phí giao hàng (nếu có);

+ Phương thức thanh toán, phương thức giao hàng, cung cấp dịch vụ;

+ Thời gian có hiệu lực của đề nghị thực hiện giao dịch;

+ Thông tin về các khoản phí, chi phí, cách thức tính phí, chi phí có thể phát sinh và các điều kiện giao dịch chung có thể áp dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng;

+ Chi tiết về tính năng, công dụng, cách thức sử dụng của sản phẩm, dịch vụ là đối tượng giao dịch;

- Trường hợp giao dịch được thực hiện thông qua điện thoại, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm nói rõ ngay từ đầu về tên, địa chỉ của mình và mục đích của cuộc đàm thoại.

- Trường hợp giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm thực hiện quy định pháp luật tại Điều 39 Luật này và các quy định pháp luật liên quan.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên Internet được quy định như thế nào?

Theo Điều 39 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi (Dự thảo 2) thì trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên Internet được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng gồm:

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc thông qua các nền tảng trực tuyến có giao dịch trên không gian mạng với người tiêu dùng;

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng trung gian trực tuyến cho người tiêu dùng.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có trách nhiệm thực hiện quy định tại Luật này.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm:

+ Chỉ định, công bố công khai đầu mối liên hệ, người đại diện được ủy quyền phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

+ Xây dựng, công bố công khai quy chế hoạt động cho người tiêu dùng trong đó phân định rõ trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch;

+ Công khai thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng khi người tiêu dùng có yêu cầu;

+ Xây dựng biện pháp cho phép người tiêu dùng phản hồi, đánh giá về tổ chức, cá nhân kinh doanh, đồng thời hiển thị kết quả phản hồi, đánh giá đó;

+ Có biện pháp để thông tin sản phẩm, dịch vụ được hiển thị đầy đủ, minh bạch, đáp ứng những thông tin tối thiểu theo quy định về nhãn hàng hóa hoặc tiêu chuẩn kết quả trong cung cấp dịch vụ;

+ Chỉ định, công bố công khai đầu mối tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, nội dung thông tin trên nền tảng; tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng đối với các quyết định của nền tảng; 

+ Có biện pháp cho phép hiển thị ưu tiên đánh giá, phản ánh, kiến nghị của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

+ Lưu trữ thông tin về sản phẩm, dịch vụ và các giao dịch thực hiện; tạo điều kiện cho người tiêu dùng truy nhập, truy vết, tải, lưu trữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch nền tảng mà mình quản lý;

+ Minh bạch hoạt động quảng cáo trên không gian mạng trong trường hợp có hoạt động quảng cáo đi kèm;

+ Công bố công khai báo cáo về các hoạt động kiểm duyệt nội dung đã thực hiện hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Kết nối, cung cấp dữ liệu, thông tin theo yêu cầu phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Luật này và quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh được xác định là nền tảng trung gian trực tuyến lớn phải đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều này và các trách nhiệm sau:

+ Thiết lập kho lưu trữ các quảng cáo có sử dụng thuật toán để nhắm đến người, nhóm người tiêu dùng cụ thể;

+ Đánh giá định kỳ hoạt động kiểm duyệt nội dung, việc sử dụng hệ thống thuật toán và quảng cáo nhắm đến người, nhóm người tiêu dùng;

+ Đánh giá định kỳ việc thực hiện quy định xử lý tài khoản giả, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các hành vi tự động hoặc tự động một phần khác.

Tải về Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi tại đây.

Thương mại điện tử
Bán hàng online
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dịch vụ thương mại điện tử là gì?
Pháp luật
Bán hàng online có phải đóng thuế không? Bán hàng online phải nộp thuế khi nào? Trốn thuế bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Sàn giao dịch thương mại điện tử đã hoạt động nhưng không đăng ký sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có phải là người tiêu dùng hay không?
Pháp luật
Website thương mại điện tử bán hàng là gì? Người bán hàng trên website thương mại điện tử phải cung cấp thông tin nào?
Pháp luật
Các loại thuế phải nộp khi bán hàng online là những thuế nào? Bán hàng online được tính thuế theo phương pháp nào? Ngoài thuế GTGT và thuế TNCN bán hàng online còn phải nộp phí gì?
Pháp luật
Thuế thương mại điện tử là gì? Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải đóng thuế?
Pháp luật
Mạnh tay quản lý thuế trong thương mại điện tử? Kinh doanh thương mại điện tử đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN?
Pháp luật
Cách nộp thuế bán hàng online 2024 cho hộ kinh doanh? Hướng dẫn nộp thuế điện tử hộ kinh doanh online 2024?
Pháp luật
Cá nhân kinh doanh bán hàng online có trách nhiệm cung cấp thông tin về công dụng và bảo hành của hàng hóa đang bán không?
Pháp luật
Mẫu phụ lục kết quả hoạt động kinh doanh đối với ngành thương mại điện tử là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương mại điện tử
2,871 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương mại điện tử Bán hàng online

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thương mại điện tử Xem toàn bộ văn bản về Bán hàng online

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào