Áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như thế nào đối với mặt hàng giáo cụ dùng để giảng dạy?
Áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như thế nào đối với mặt hàng giáo cụ dùng để giảng dạy?
Căn cứ tại Mục 1 Công văn 4942/TCHQ-TXNK năm 2022 quy định như sau:
Về chính sách thuế giá trị gia tăng
Căn cứ quy định tại điểm m khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008, khoản 12 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định: "Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học" áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%.
Như vậy theo quy định trên đối với những mặt hàng giáo cụ dùng để giảng dạy áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%.
Áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như thế nào đối với mặt hàng giáo cụ dùng để giảng dạy? (Hình từ Internet)
Thời hạn được phép khai bổ sung thuế giá trị gia tăng nhập khẩu là bao lâu?
Căn cứ tại Mục 2 Công văn 4942/TCHQ-TXNK năm 2022 quy định như sau:
Về khai bổ sung
Căn cứ khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định:
"4. Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:
…
b) Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính."
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định về khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa nhập khẩu như sau:
“b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:
Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu: kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Như vậy theo quy định trên thời hạn được phép khai bổ sung thuế giá trị gia tăng nhập khẩu là 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan.
Hướng dẫn về xử lý tiền thuế nộp thừa như thế nào?
Căn cứ tại Mục 3 Công văn 4942/TCHQ-TXNK năm 2022 quy định như sau:
Về xử lý tiền thuế nộp thừa
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: “Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt”.
Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 131 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 64 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính.
Thẩm quyền xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính.
Đề nghị Công ty nghiên cứu các quy định nêu trên và đối chiếu với hồ sơ hải quan, hàng hóa thực tế nhập khẩu để xác định cụ thể, nếu thuộc trường hợp khai bổ sung do khai sai về thuế suất thuế giá trị gia tăng dần đến số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Thương mại và đầu tư T&N biết và liên hệ với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để giải quyết cụ thể.
Như vậy theo quy định trên số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?