An toàn thông tin mạng: 05 Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và định hướng giai đoạn 2024-2025 như thế nào?

Cho tôi hỏi các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và định hướng giai đoạn 2024-2025 trong lĩnh vực An toàn thông tin mạng như thế nào? - Thắc mắc của chị Hồng (Phú Thọ)

Định hướng chung đối với lĩnh vực An toàn thông tin mạng được xác định thế nào?

Ngày 20/01/2023, Bộ Thông tin vàTruyền thông ban hành Chỉ thị 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 và giai đoạn 2024-2025.

Theo đó, đối với lĩnh vực An toàn thông tin mạng, tiểu mục 2.4 Mục 2 Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023 xác định các định hướng chung sau:

- Tập trung bảo vệ dữ liệu cá nhân; bảo đảm an toàn dữ liệu.

- Chuyển đổi căn bản về nhận thức và cách làm trong an toàn không gian mạng: từ mô hình bảo vệ phân tán sang mô hình bảo vệ tập trung; từ bị động ứng cứu sự cố sang chủ động dự báo sớm, cảnh báo sớm, phòng ngừa và ứng phó hiệu quả; từ đơn độc bảo vệ, giấu kín thông tin bị tấn công mạng sang chủ động hợp tác, chia sẻ thông tin nhằm chủ động phòng ngừa và hỗ trợ xử lý sự cố.

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ người dân, bảo vệ an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng; nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức, phổ cập kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho người dân, tạo lập “niềm tin số” trên môi trường mạng.

- Thay đổi trọng tâm từ cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò chính trong đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia sang cơ quan nhà nước điều phối, các tổ chức, doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nền tảng, doanh nghiệp an toàn thông tin mạng) và người dân chung tay đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia.

An toàn thông tin mạng: 05 Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và định hướng giai đoạn 2024-2025 như thế nào?

An toàn thông tin mạng: 05 Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và định hướng giai đoạn 2024-2025 như thế nào? (Hình từ Internet)

05 Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 trong lĩnh vực An toàn thông tin mạng là những nhiệm vụ nào?

Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 trong lĩnh vực An toàn thông tin mạng được nêu tại khoản 2.4.1 tiểu mục 2.4 Mục 2 Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023 với những nội dung sau:

- Xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Hướng dẫn phát triển Đội ứng cứu sự cố cho một số lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ trưởng thành đội ứng cứu sự cố.

- Phát triển nền tảng hỗ trợ điều tra số.

- Tổ chức diễn tập thực chiến quốc gia; Chiến dịch Tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin; Chiến dịch làm sạch mã độc không gian mạng 2024; sự kiện Vietnam Security Summit 2023; Chương trình Đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cơ bản.

Định hướng giai đoạn 2024 - 2025 đối với lĩnh vực An toàn thông tin mạng ra sao?

Căn cứ khoản 2.4.2 tiểu mục 2.4 Mục 2 Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023, định hướng giai đoạn 2024 - 2025 đối với lĩnh vực An toàn thông tin mạng như sau:

- Bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam.

- Đến năm 2025, tỷ lệ chủng loại sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đạt 100%. Tỷ lệ doanh thu sản xuất/nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt trên 70%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp Việt Nam đạt từ 20%/năm.

- Duy trì và cải thiện thứ hạng quốc gia về Chỉ số An toàn, An ninh mạng toàn cầu (GCI) do Liên minh Viễn thông quốc tế đánh giá. Đến hết năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước đứng đầu thế giới và nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN.

- Chuyển từ tư duy “bảo đảm an toàn, an ninh mạng” sang tư duy “bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam”.

- Phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản thông qua sử dụng các nền tảng Make in Viet Nam để bảo vệ người dân trên không gian mạng trước các nguy cơ, mối đe dọa về an toàn thông tin và lừa đảo trực tuyến. Tạo niềm tin số để người dân, doanh nghiệp và Chính phủ sẵn sàng lên môi trường mạng tạo thành công cho chuyển đổi số.

- Hướng dẫn, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Giám sát, cảnh báo, điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển Hệ sinh thái tín nhiệm mạng.

- Điều phối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ngăn chặn dữ liệu, thông tin xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Công tác quản lý nhà nước tại địa phương ngành Thông tin truyền thông được định hướng thế nào?

Công tác quản lý nhà nước tại địa phương ngành Thông tin truyền thông được định hướng tại Mục 4 Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023.

Cụ thể:

- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở tại địa phương thông tin, tuyên truyền toàn diện, đầy đủ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương, xây dựng lòng tin và tạo sự đồng thuận của nhân dân tại địa bàn.

- Tham mưu kịp thời, hiệu quả các chính sách cho chính quyền địa phương để thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển lĩnh vực TT&TT ở địa phương.

Thực hiện tốt nhiệm vụ là đầu mối triển khai Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số tại địa phương.

An toàn thông tin mạng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng cho những hệ thống nào theo quy định?
Pháp luật
Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng có phải là hoạt động kinh doanh nhằm bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin mạng hay không?
Pháp luật
Quyết định 320/QĐ-BXD về 12 nhiệm vụ trong Kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng của BXD năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là cơ quan nào?
Pháp luật
Việc cài đặt thiết bị tường lửa phải được thực hiện bởi bao nhiêu người lao động tại đơn vị của Ủy ban Dân tộc Việt Nam?
Pháp luật
Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam phải do đối tượng nào trực tiếp quản lý theo quy định?
Pháp luật
Hệ thống tường lửa của Ủy ban Dân tộc Việt Nam có bắt buộc phải có khả năng phát hiện hình thức tấn công từ chối dịch vụ (DoS) không?
Pháp luật
Quản lý an toàn thiết bị đầu cuối có nội dung tăng cường bảo mật cho máy tính cá nhân sử dụng hệ thống mạng tại Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp hay không?
Pháp luật
Việc điều tra xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố có phải là nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng không?
Pháp luật
Trong trường hợp nào tổ chức xử lý thông tin cá nhân sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập phải có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thông tin mạng
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,211 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thông tin mạng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào