Ai là người bầu ra Tổng Bí thư? Quy trình bầu Tổng Bí thư Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Ai là người bầu ra Tổng Bí thư?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có nêu:
Điều 15.
1. Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có nêu:
Điều 17.
1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Như vậy, theo Điều lệ Đảng, Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng diễn ra thường lệ 05 năm 01 lần sẽ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ bầu ra Bộ Chính trị và bầu Tổng Bí thư từ một trong các Ủy viên Bộ Chính trị.
Nhiệm kỳ của Tổng Bí thư tương đương nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương. Đồng chí Tổng Bí thư sẽ giữ chức vụ cho tới khi Ban Chấp hành Trung ương khóa mới bầu ra Tổng Bí thư mới.
Ngoài ra, cũng theo Điều lệ Đảng, đồng chí Tổng Bí thư được giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, trường hợp đặc biệt do Đại hội Đảng quyết định.
Ai là người bầu ra Tổng Bí thư? Quy trình bầu Tổng Bí thư Việt Nam được thực hiện như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quy trình bầu Tổng Bí thư Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Quy chế bầu cử trong Đảng kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014, quy định bầu Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:
(1) Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.
(2) Họp tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.
(3) Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
(4) Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
(5) Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Đối với trường hợp bầu Tổng Bí thư mới khi có yêu cầu, quy trình bầu Tổng Bí thư theo Điều 31 Quy chế bầu cử trong Đảng kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 như sau:
- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về yêu cầu bầu Tổng Bí thư mới. - Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Bộ Chính trị giới thiệu để được bầu làm Tổng Bí thư. - Tiến hành ứng cử, đề cử. - Họp tổ để thảo luận (nếu cần). - Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). - Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử. - Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. |
Hình thức bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 quy định hình thức bầu cử như sau:
Hình thức bầu cử
1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Như vậy, đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?