Ai có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng? Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng tuân thủ nguyên tắc nào?
Vũ khí quân dụng là gì? Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ vào Nghị định 101/2022/NĐ-CP ngày 08/12/2022 của Chính phủ về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP có đề cập đến thuật ngữ "vũ khí quân dụng" như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Vũ khí quân dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Trong đó, điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 xác định vũ khí quân dụng bao gồm những loại sau:
- Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ;
- Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác để thi hành công vụ.
Về hoạt động đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, khoản 7 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, mua, bán vũ khí quân dụng cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh là hoạt động đầu tư bao gồm các hoạt động liên quan đến vũ khí quân dụng như: Nghiên cứu - Chế tạo - Sản xuất - Sửa chữa - Mua, bán.
Ai có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng? Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng tuân thủ nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng ra sao?
Căn cứ theo nội dung tại Điều 10 Nghị định 101/2022/NĐ-CP về thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh như sau:
Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an:
a) Giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng sản xuất, cung ứng quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng;
b) Lựa chọn nhà thầu sản xuất, cung ứng sản phẩm quân trang, quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng;
c) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí quân dụng.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền quyết định cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thể giao nhiệm vụ, đặt hàng sản xuất vũ khí quân dụng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng.
Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng áp dụng những nguyên tắc nào?
Theo nội dung tại Nghị định 101/2022/NĐ-CP, có quy định 04 nguyên tắc cần đáp ứng trong hoạt động đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng.
Cụ thể được quy định tại Điều 4 Nghị định 101/2022/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Quản lý chặt chẽ, bảo đảm bí mật, an toàn.
3. Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, sửa chữa, lắp ráp, phát triển quân trang, quân dụng, vũ khí, trang bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ được thực hiện hoạt động nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, sửa chữa, lắp ráp, phát triển khi được cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này giao nhiệm vụ, đặt hàng.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh cần tuân thủ 04 nguyên tắc đầu tư kinh doanh.
Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 30/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?