Ai có thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của tổ chức tài chính vi mô? Tên chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo yêu cầu gì?
Ai có thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của tổ chức tài chính vi mô?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định về thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
+ Chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô.
+ Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện và đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô.
+ Chấp thuận chuyển đổi các đơn vị trực thuộc chương trình, dự án tài chính vi mô thành chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện của tổ chức tài chính vi mô.
- Thẩm quyền của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
+ Chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn (bao gồm cả trường hợp thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động).
+ Chấp thuận việc tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô.
Ai có thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của tổ chức tài chính vi mô? Tên chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Quy định về điểm giao dịch của tổ chức tài chính vi mô như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định về điểm giao dịch của tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tổ chức tài chính vi mô quyết định và chịu trách nhiệm về việc mở, chấm dứt hoạt động tại điểm giao dịch do chi nhánh, phòng giao dịch quản lý trong phạm vi địa bàn hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch đó theo Quy chế quản lý hoạt động tại điểm giao dịch và quy định tại Thông tư 19/2019/TT-NHNN.
- Việc mở, chấm dứt hoạt động tại điểm giao dịch phải được thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi điểm giao dịch hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tài chính vi mô quyết định mở hoặc chấm dứt hoạt động tại điểm giao dịch.
- Chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện một hoặc một số hoạt động sau tại điểm giao dịch:
+ Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng.
+ Tư vấn, hướng dẫn việc thành lập nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn.
+ Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ, hồ sơ vay vốn; tiếp nhận hồ sơ vay vốn; giải ngân và thu nợ đối với những hợp đồng tín dụng đã ký giữa chi nhánh hoặc phòng giao dịch với khách hàng.
+ Nhận tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện của một khách hàng tài chính vi mô không quá 1.000.000 đồng trong 01 ngày.
+ Chi trả tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu tiên hàng quý, tổ chức tài chính vi mô hoặc chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô gửi văn bản thông báo danh sách các điểm giao dịch qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô. Văn bản thông báo danh sách các điểm giao dịch phải có tối thiểu các nội dung sau:
+ Danh sách các điểm giao dịch hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố tính đến hết ngày làm việc cuối cùng của quý trước, trong đó có các thông tin về tên chi nhánh, phòng giao dịch chịu trách nhiệm quản lý hoạt động điểm giao dịch và địa điểm nơi điểm giao dịch hoạt động.
+ Danh sách các điểm giao dịch đã mở và chấm dứt hoạt động trong quý trước.
Tên chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Địa bàn hoạt động và tên chi nhánh, phòng giao dịch
1. Chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô hoạt động trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở của chi nhánh.
2. Phòng giao dịch hoạt động trong phạm vi địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý.
3. Tên chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và được đặt như sau:
a) Tên chi nhánh: Tên đầy đủ của Tổ chức tài chính vi mô - Chi nhánh (tên chi nhánh);
b) Tên phòng giao dịch: Tên đầy đủ của Tổ chức tài chính vi mô - Chi nhánh (tên chi nhánh quản lý phòng giao dịch) - Phòng giao dịch (tên Phòng giao dịch).
4. Trường hợp thay đổi địa giới hành chính dẫn đến thay đổi địa bàn hoạt động của chi nhánh hoặc phòng giao dịch, thay đổi địa chỉ của trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch (không thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch), tổ chức tài chính vi mô không phải điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Tổ chức tài chính vi mô có văn bản thông báo gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) về việc thay đổi này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi địa giới hành chính.
Như vậy theo quy định trên tên chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Tên chi nhánh: Tên đầy đủ của Tổ chức tài chính vi mô - Chi nhánh (tên chi nhánh).
- Tên phòng giao dịch: Tên đầy đủ của Tổ chức tài chính vi mô - Chi nhánh (tên chi nhánh quản lý phòng giao dịch) - Phòng giao dịch (tên Phòng giao dịch).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?