4 nguyên nhân dẫn đến việc chưa tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ là gì?
Ngày 23/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 09/CT-TTg 2024 về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
4 nguyên nhân dẫn đến việc chưa tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ là gì?
Tại Chỉ thị 09/CT-TTg 2024 đưa ra 4 nguyên nhân dẫn đến việc chưa tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ gồm có như sau:
- Các cơ quan chủ quản hệ thống thông tin chưa thấy hết trách nhiệm, vai trò, tầm quan trọng của việc phê duyệt cấp độ an toàn thông tin và triển khai đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý;
- Nhiều đơn vị, tổ chức được giao quản lý, vận hành hệ thống thông tin chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, dẫn đến chưa chú trọng thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả, chất lượng theo quy định của pháp luật;
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá tuân thủ các quy định, giám sát việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ trong phạm vi quản lý tại các bộ, ngành, địa phương hầu như chưa được tổ chức để nắm bắt tình hình, hướng dẫn triển khai và xử lý vi phạm;
- Nguồn lực dành cho công tác bảo đảm an toàn thông tin nói chung, trong đó có công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Chỉ thị 09/CT-TTg 2024 nói về 4 nguyên nhân dẫn đến chưa tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ là gì?
Có bao nhiêu cấp độ an toàn hệ thống thông tin?
Theo Điều 21 Luật An toàn thông tin mạng 2015, phân loại cấp độ an toàn hệ thống thông tin là việc xác định cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin theo cấp độ tăng dần từ 1 đến 5 để áp dụng biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm bảo vệ hệ thống thông tin phù hợp theo cấp độ.
Hệ thống thông tin được phân loại theo cấp độ an toàn như sau:
- Cấp độ 1 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhưng không làm tổn hại tới lợi ích công cộng, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Cấp độ 2 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc làm tổn hại tới lợi ích công cộng nhưng không làm tổn hại tới trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Cấp độ 3 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới sản xuất, lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Cấp độ 4 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Cấp độ 5 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.
Việc giám sát an toàn hệ thống thông tin được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về việc giám sát an toàn hệ thống thông tin được thực hiện như sau:
- Giám sát an toàn hệ thống thông tin là hoạt động lựa chọn đối tượng giám sát, thu thập, phân tích trạng thái thông tin của đối tượng giám sát nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến an toàn hệ thống thông tin; báo cáo, cảnh báo hành vi xâm phạm an toàn thông tin mạng hoặc hành vi có khả năng gây ra sự cố an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin; tiến hành phân tích yếu tố then chốt ảnh hưởng tới trạng thái an toàn thông tin mạng; đề xuất thay đổi biện pháp kỹ thuật.
- Đối tượng giám sát an toàn hệ thống thông tin gồm tường lửa, kiểm soát truy nhập, tuyến thông tin chủ yếu, máy chủ quan trọng, thiết bị quan trọng hoặc thiết bị đầu cuối quan trọng.
- Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng có trách nhiệm phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin trong việc giám sát an toàn hệ thống thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, có các biện pháp để bảo vệ hệ thống thông tin như sau:
- Ban hành quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng, nâng cấp, hủy bỏ hệ thống thông tin.
- Áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng để phòng, chống nguy cơ, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng.
- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định và đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý và kỹ thuật được áp dụng.
- Giám sát an toàn hệ thống thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?