3 trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý nhà nước là gì?
3 trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý nhà nước là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định 3 trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý nhà nước như sau:
- Trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài thì không nhất thiết phải bảo đảm tiêu chuẩn đã kinh qua vị trí chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý ở vị trí cấp dưới trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bổ nhiệm.
- Trường hợp người giữ chức vụ, chức danh Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm chức vụ, chức danh khác thì không nhất thiết phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm.
- Trường hợp đang công tác trong lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP nhưng không phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định của chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm.
Đối với các trường hợp này phải hoàn thiện tiêu chuẩn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm.
Theo đó, 3 trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý nhà nước gồm:
- Nhân sự được bổ nhiệm từ nguồn bên ngoài;
- Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm chức vụ, chức danh khác;
- Người đang công tác trong lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.
3 trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý nhà nước là gì?
5 tiêu chuẩn mới đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Chương II Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định 5 tiêu chuẩn mới đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước gồm:
- Tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng;
- Tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật;
- Tiêu chuẩn về trình độ;
- Tiêu chuẩn về năng lực và uy tín;
- Tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác.
Công chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn về lý luận chính trị nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn về lý luận chính trị đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý như sau:
(1) Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền, áp dụng đối với các chức vụ, chức danh:
- Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (Thứ trưởng);
- Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ (Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ);
- Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ (Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ);
- Tổng cục trưởng và tương đương;
- Phó Tổng cục trưởng và tương đương;
- Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Tổng cục (Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục);
- Giám đốc Sở, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc (Giám đốc Sở và tương đương);
(2) Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền, áp dụng đối với các chức vụ, chức danh:
- Trưởng phòng thuộc Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Chánh Văn phòng Cục thuộc Bộ, Chánh Thanh tra Cục, Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Bộ (Trưởng phòng và tương đương thuộc Bộ);
- Phó Trưởng phòng thuộc Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Phó Chánh Văn phòng Cục thuộc Bộ, Phó Chánh Thanh tra Cục, Phó Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Bộ (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Bộ);
- Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ;
- Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ.
- Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra Tổng cục (Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục);
- Trưởng phòng thuộc Cục, Văn phòng, Thanh tra Tổng cục; Chánh Văn phòng Cục thuộc Tổng cục, Chi Cục trưởng thuộc Cục thuộc Tổng cục (Trưởng phòng và tương đương thuộc Tổng cục.
- Phó Trưởng phòng thuộc Cục, Văn phòng, Thanh tra Tổng cục; Phó Chánh Văn phòng Cục thuộc Tổng cục, Phó Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Tổng cục (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Tổng cục);
- Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục;
- Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục.
- Phó Giám đốc Sở, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quôc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc (Phó Giám đốc Sở và tương đương);
- Chi cục trưởng, Trưởng Ban, Trưởng phòng thuộc Sở; Trưởng phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Trưởng phòng thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở, Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc (Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở);
- Phó Chi cục trưởng, Phó Trưởng Ban, Phó Trưởng phòng thuộc Sở;
- Phó Trưởng phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Trưởng phòng thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh Văn phòng Sở, Phó Chánh Thanh tra Sở, Phó Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở);
- Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục, Ban thuộc Sở (Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Sở);
- Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục, Ban thuộc Sở (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Sở).
- Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Trưởng phòng và tương đương thuộc huyện);
- Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Phó Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc huyện).
Như vậy, các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý phải có: Bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính; hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên; hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền tùy theo từng chức vụ, chức danh tương ứng.
Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?